Trang chủBệnh truyền nhiễmĐiều trị Sốt Xuất Huyết | Sai lầm khi điều trị Sốt...

Điều trị Sốt Xuất Huyết | Sai lầm khi điều trị Sốt Xuất Huyết

Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng và có những diễn biến bất thường. Theo thống kê tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tính từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hơn 200 bệnh nhân điều trị nội trú, trong số đó có những ca nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy gan,suy thận cấp…do sai lầm trong quá trình điều trị tại nhà.

Vậy những sai lầm nào trong việc điều trị sốt xuất huyết có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh? 

Người bệnh nghĩ rằng chỉ mắc 1 lần sốt xuất huyết trong đời

Đây hoàn toàn là sai lầm nghiêm trọng đầu tiên trong việc chậm trễ điều trị bệnh. Rất nhiều trường hợp khi thấy các dấu hiệu của sốt xuất huyết vẫn chủ quan không điều trị, nghĩ rằng chỉ là cảm cúm, sốt phát ban thông thường, do tiền sử trước đây đã từng mắc bệnh.

=> Theo thạc sĩ,bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (BV Nhiệt đới Trung ương) thì virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau. Do đó,nếu người bệnh đã nhiễm với chủng virus nào vẫn có khả năng mắc các chủng còn lại. Mỗi người trong đời sẽ mắc tối đa 4 lần sốt xuất huyết.

Tùy tiện dùng thuốc hạ sốt dồn dập, không đúng chỉ định

Khi bị sốt cao, sốt kéo dài gây nên rất nhiều mệt mỏi cho người bệnh. Do đó nhiều người thường hạ sốt dồn dập, cho tới khi thấy được dấu hiệu hạ nhiệt.Thậm chí còn sử dụng thuốc hạ sốt bừa bãi, sử dụng hạ sốt tăng liều, dùng cả đường uống lẫn đặt thuốc hậu môn. Đây hoàn toàn là sai lầm nghiêm trọng, dễ gây suy gan,suy thận cấp.

=> Thông thường trong những ngày đầu, sốt thường cao và kéo dài, sốt liên tục từng cơn , do đó có thể sau khi dùng thuốc, thì thân nhiệt vẫn chưa ổn định được. Việc dùng thuốc hạ sốt cần theo chỉ định của bác sĩ phù hợp với cân nặng, thể trạng, nhóm thuốc được cấp phép sử dụng và số lần dùng thuốc đúng cách:

-Trong điều trị sốt xuất huyết,thuốc hạ sốt được sử dụng là paracetamol, tuyệt đối không hạ sốt bằng aspirin và Ibuprofen,nếu cố ý sử dụng sẽ làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng, xuất huyết dạ dày, suy đa tạng và tử vong.

-Dùng thuốc hạ sốt theo đủ thời gian yêu cầu cách 4-6 giờ/lần hạ sốt. Đủ cân nặng với liều paracetamol là 10-15mg/kg cân nặng.

Tự ý truyền dịch

Khi sốt cao, cơ thể sẽ mất nước và điện giải, đa phần mọi người đều nghĩ phải truyền dịch mới hết triệu chứng.

=> Việc truyền dịch không theo chỉ định có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi cấp, suy tim ,trụy mạch do quá tải tuần hoàn. Ở những bệnh nhân đang có những dấu hiệu sốc, hay các bệnh lí về thận …thì việc truyền dịch có thể gây tử vong.

Khi bị sốt cao , cần bù nước và điện giải cho người bệnh theo đường uống bằng dung dịch oresol,nước trái cây ấm hoặc nước cháo loãng với muối… Chỉ tiến hành truyền dịch tại cơ sở y tế,dưới sự giám sát của bác sĩ và y tá bệnh viện.

Điều trị sốt xuất huyết bằng kháng sinh.

Khi thấy cơ thể có sốt,mệt lả,đau mỏi…do sốt xuất huyết nhiều người lại tự ý sử dụng kháng sinh, thậm chí kể cả triệu chứng có nặng lên vẫn tiếp tục sử dụng kháng sinh.

=>  Việc điều trị kháng sinh chỉ được áp dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu chỉ mắc sốt xuất huyết, không có các bệnh lí viêm nhiễm kèm theo thì dùng kháng sinh không thể điều trị bệnh.

Theo TS.BS Đoàn Thu Trà (BV Bạch Mai, Hà Nội ) nếu sốt xuất huyết ở những ngày đầu,chưa có các dấu hiệu cảnh báo khác thì chỉ cần theo dõi,uống thuốc hạ sốt,bù nước theo đường uống. Nếu bệnh tiến triển trên 3 ngày, có các dấu hiệu như vật vã ,li bì, xuất huyết dưới da và niêm mạc, chảy máu nhiều, đi ngoài phân đen, tiểu cầu giảm, tổn thương gan thận…thì ngay lập tức vào viện để điều trị và theo dõi,tránh những biến chứng đáng tiếc. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT