Trang chủHIV/AIDSChế độ chăm sóc người nhiễm HIV

Chế độ chăm sóc người nhiễm HIV

Ở người nhiễm HIV, do nhiều nguyên nhân sẽ phát sinh một số triệu chứng liên quan đến ăn uống và dinh dưỡng, gồm: giảm khẩu vị gây biếng ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói thường xuyên, nhiễm nấm miệng do candidas, thiếu máu… Nên cần có chế độ chăm sóc người nhiễm HIV hợp lý.

Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp người nhiễm HIV khắc phục các triệu chứng liên quan đến dinh dưỡng khi mắc phải:

Tiêu chảy

Trong giai đoạn tiêu chảy nên hạn chế sữa và chế phẩm từ sữa; hạn chế rượu, cà phê, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bơ, thức ăn đồ uống sinh nhiều hơi (ví dụ nước đóng chai có gas hay một số rau quả như bắp cải, củ hành…).

Buồn nôn, thường xuyên nôn ói: nên hạn chế thực phẩm cay hay nhiều dầu mỡ, cà phê và rượu bia, thức ăn ngọt, tránh để bụng đói hoàn toàn vì sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn nếu bụng trống. Chỉ nên nằm sau bữa ăn 20 phút.

Giảm khẩu vị, biếng ăn

Nếu có thì tránh thức ăn nặng mùi.

Chăm sóc người nhiễm HIV
Chăm sóc người nhiễm HIV

Nhiễm nấm miệng

Tránh thực phẩm nhiều đường, muối hay thức ăn có độ dính cao, thức ăn uống chua và rượu bia vì có thể làm nấm phát triển mạnh thêm.

Thiếu máu

Hạn chế uống thức uống có trà, cà phê, sữa hay coca cùng bữa ăn vì sẽ ức chế hấp thu chất sắt. Nên uống bổ sung chất sắt và folate theo chỉ định của bác sĩ.

Sốt

Sử dụng thức ăn lỏng nhiều nước, uống nhiều nước.

Một số vấn đề tiêu hóa khác

Với người nhiễm HIV/AIDS có thể có những vấn đề trong việc tiêu hóa như: táo bón, đầy bụng do rối loạn các vi khuẩn có ích cần cho sự tiêu hóa sẵn có trong đường ruột bị tổn thương. Những vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh hoặc các thuốc điều trị ARV. Vì vậy, khi ăn cần nhai kỹ làm thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Có thể cho thêm đu đủ vào thịt làm mềm thức ăn để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Hoặc ăn các thức ăn chua như nước dưa chua, bột chua, sữa chua dễ tiêu hóa và giúp tiêu hóa các thức ăn khác.

Người nhiễm HIV cần ăn đủ chất dinh dưỡng
Người nhiễm HIV cần ăn đủ chất dinh dưỡng

Khi chăm sóc người nhiễm HIV, bạn không nên nấu các món giàu chất béo hay cho người bệnh ăn thức ăn béo như thức ăn rán, pho mát, lạc, kem sẽ khó tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh có thể ăn trở lại bình thường khi cảm thấy khỏe.

Để chống táo bón, ăn nhiều chất xơ và nhuận tràng như rau khoai lang, rau đay, mùng tơi, một số quả: xoài, cam, thanh long, nho, bưởi. Mỗi bữa ăn ít nhưng ăn nhiều bữa. Uống nhiều nước, tích cực và luyện tập thể dục thường xuyên để kích thích nhu động ruột tăng tiêu hóa. Để tránh cảm giác đầy bụng, không uống quá nhiều khi ăn; tránh ăn các loại thức ăn như bắp cải, đậu, hành, xúp lơ, cải xanh và nước có ga lạnh thường sinh hơi trong dạ dày.

Một số lưu ý đặc biệt

Xét về nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng, người nhiễm HIV sẽ có nhu cầu cao hơn bình thường. Nếu không đáp ứng đủ, người bệnh có thể sụt cân và suy dinh dưỡng, teo cơ; khi vào giai đoạn 3 của bệnh, người bệnh có thể sụt hơn 10% cân nặng trước đó. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao năng lượng và vitamin khoáng chất, người bệnh cần ăn đa dạng, đủ chất và thêm 1-2 bữa phụ trong ngày.

Các vitamin, khoáng chất cần thiết và tốt cho hệ miễn dịch: vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, kẽm, selenium. Có thể đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn hoặc bổ sung bằng thuốc khi chăm sóc người nhiễm HIV.

Người nhiễm HIV vì suy yếu hệ miễn dịch rất dễ bị nhiễm trùng nên cần cẩn thận hơn về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, như đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng rau, thịt cá sống, ăn trái cây nên gọt vỏ, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn thức ăn sau khi nấu, nếu còn thừa nên bảo quản lạnh – tránh bảo quản ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ.

Chế độ chăm sóc người nhiễm HIV hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.

Mọi vấn đề về sức khỏe, tâm lý, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT