Trang chủSức khỏe trẻ emPhòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ ( kì 2)

Phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ ( kì 2)

3. Biến chứng

– Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.

– Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi,viêm não, viêm tiểu não… là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

– Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.

– Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, Viên đường hô hấp..

4.  Phòng ngừa bệnh Thủy đậu như thế nào?

– Bệnh Thủy Đậu đã có vắc xin phòng ngừa. Tiêm vắc xin ngừa Thủy Đậu cho người chưa bị nhiễm bệnh là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm ngừa. Phụ huynh nên chủng ngừa cho trẻ trước khi bé tiếp xúc với môi trường đông người như trước khi đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo để tránh nguy cơ bị lây bệnh. Cần lưu ý là nên chủng ngừa cho trẻ khi cơ thể bé khỏe mạnh và dịch bệnh chưa xảy ra. Không nên đợi đến khi trong lớp có bạn bị Thủy Đậu hoặc có dịch xảy ra mới chủng ngừa cho trẻ vì lúc đó có thể bé đã bị lây bệnh, vắc xin không kịp có tác dụng bảo vệ hoặc khan hiếm vắc xin do nhu cầu tiêm ngừa tăng cao.

– Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện Nhi, trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa Thủy Đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm ngừa Thủy Đậu để được bảo vệ, tránh lây lan trong cộng đồng khi bùng phát dịch.

– Thủy đậu lây lan trong cộng đồng với tỉ lệ rất cao. Bệnh xảy ra hàng năm, đôi khi bùng phát thành dịch lớn. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ và người thân. Vắc xin giúp chủ động phòng ngừa Thủy đậu cho mọi người

– Trẻ từ 12 tháng- 12 tuổi: 1 liều. Nên chủng ngừa thêm liều thứ hai cách liều 1 ít nhất 6 tuần hoặc trong khoảng 4-6 tuổi để gia tăng hiệu quả bảo vệ bệnh & giảm sự nhiễm lại Thủy Đậu cho trẻ.

Trẻ trên 13 tuổi, thanh thiếu niên & người lớn: 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần.

5. Xử trí

– Cách ly ngay người bệnh cho đến khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy.
– Giữ vệ sinh thân thể bằng tắm rửa hàng ngày với loại xà phòng sát trùng.
– Ăn uống tăng cường chất bổ để tạo sức đề kháng cho cơ thể.
– Cắt ngắn móng tay, tránh gãi.
– Bôi hoặc uống các thuốc chống ngứa.
– Khi người bệnh sốt cao, cần hạ sốt nhưng không được dùng Aspirin.
– Có thể dùng các thuốc chống virus: Acyclovir, Vidarabin, Lamivudin…

S&T

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT