Trang chủUncategorizedPhòng và điều trị khi trẻ bị giun kim

Phòng và điều trị khi trẻ bị giun kim

Nhiễm giun kim là bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi trẻ em, đặc biệt khi trẻ nghịch bẩn,ngồi lê la dưới đất hoặc đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ…Bệnh dễ lây lan,đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ, do đó cần được phát hiện sớm và điều trị triệt để.

Triệu chứng điển hình khi mắc giun kim.

Khi mắc giun kim, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

– Triệu chứng ngứa được coi là triệu chứng điển hình và quan trọng nhất. Giun làm tổ,đẻ trứng tại cơ quan nào sẽ gây ngứa tại cơ quan đó. Chủ yếu là ngứa vùng hậu môn. Đôi khi, giun di trú – bao gồm cả di trú vào đường sinh dục của trẻ gái hoặc niệu đạo – gây nên viêm nhiễm (viêm âm hộ – âm đạo, viêm túi thừa ruột, viêm ruột thừa, viêm bàng quang) hoặc các phản ứng tạo u hạt (đại tràng, đường sinh dục, màng bụng, và một số nơi khác).

Tình trạng ngứa kéo dài khiến trẻ mất ngủ, bứt rứt,đái dầm, hay khóc đêm,nghiến răng, trẻ gãi làm hậu môn,vùng kín bị sưng tấy,viêm trầy…

-Xuất hiện nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ…

-Cha mẹ đôi khi có thể phát hiện ra giun chui ra từ hậu môn,vùng kín của trẻ khi vệ sinh.

Điều trị và phòng ngừa cho trẻ.

Để điều trị và phòng ngừa cho trẻ,cần chú ý như sau:

-Trường hợp trẻ nhiễm giun kim nhẹ,không có các biểu hiện nhiễm trùng,có thể tự khỏi sau vài ngày nếu vệ sinh sạch sẽ.

Nếu cần điều trị,có thể sử dụng các loại thuốc tẩy giun như mebendazole (Vermox), Albendazole (Albenza),

Pyrantel. Trong thời gian điều trị,khuyển bảo trẻ không được gãi vì có thể tăng nhiễm trùng,đồng thời cắt móng tay cho trẻ

– Các phương pháp để giúp ngăn chặn sự lây lan của trứng giun kim như:

+Rửa vào buổi sáng. Bởi vì giun cái thường đẻ trứng vào ban đêm, rửa vùng hậu môn vào buổi sáng có thể giúp giảm số lượng trứng giun kim trên cơ thể. Tắm vòi sen có thể giúp tránh tái nhiễm có thể vào trong nước tắm.

+ Giặt quần áo,chăn màn trong nước nóng. Rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi đi đại tiện và trước khi ăn uống. 

-Tẩy giun định kì 6 tháng /1 lần. Theo dõi những dấu hiệu bất thường,đi khám đề phòng tình trạng giun di chuyển và kí sinh sang những cơ quan khác của cơ thể. 

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT