Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ.Trong giai đoạn này, bạn sẽ dần cảm thấy cơ mình có những biến đổi khác nhau.Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu có thai khác nhau; tuy nhiên, một trong những dấu hiệu có thai quan trọng nhất là chậm hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Cần phải hiểu được các dấu hiệu và triệu chứng của mang thai vì mỗi dấu hiệu mang thai, hiện tượng có thai đều có thể liên quan đến vấn đề khác.
>>> Thực phẩm chức năng tốt cho bà bầu
1.Trễ kinh
Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.
Nếu vòng kinh của bạn thường rất đều nhưng lần này “đến hẹn không thấy lên”, hãy ra hiệu thuốc tìm mua que thử nhé!
Que thử dương tính
Tất cả các dấu hiệu trên đều sẽ không thể đưa ra cho bạn câu trả lời chắc chắn cho đến tận khi bạn thử que và xuất hiện 2 vạch.
Nếu que thử cho kết quả âm tính mà bạn vẫn chưa có kinh, hãy chờ thêm vài ngày nữa để thử lại. Có thể còn quá sớm để que thử phát hiện ra. Bạn nên thử khi chậm kinh từ 7 – 10 ngày.
2.Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động
Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá… và thèm ăn đồ chua, ngọt,… Hầu hết phụ nữ mang thai bắt đầu trải nghiệm cảm giác khó chịu này ở tuần thai thứ 6, nhưng một số có thể cảm thấy nôn nao sớm hơn. Trạng thái mệt mỏi, buồn nôn mỗi sáng thức giấc sẽ giảm dần khi bạn bước vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ (3 tháng giữa). Trong khi chờ tới lúc đó, hãy thử ăn các loại thực phẩm giúp ổn định dạ dày như bánh quy giòn hay ruột bánh mì.
Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.
3.Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu
Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.
Tóm lại, khi bạn thấy mình chậm kinh hay mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không.
Đơn giản hơn, ngay khi thấy mất kinh, hoặc có quan hệ tình dục không an toàn từ 7-10 ngày bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Bạn nên dùng nước tiểu để thử vào lúc sáng sớm vì nó có chứa kích thích tố HCG cần thiết cho việc thử thai. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.
4.Sự thay đổi của ngực
Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.
5.Mệt mỏi
Hầu hết phụ nữ mới có thai đều cảm thấy mỏi mệt. Đây cũng là một dấu hiệu có thai khá rõ ràng. Đó là do sự gia tăng hooc môn progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.
Bạn thậm chí không đọc hết nổi một trang sách tối qua trước khi chìm vào giấc ngủ. Trong người đột nhiên có cảm giác kiệt sức, đó có thể là một phản ứng của cơ thể khi nồng độ hormone đang gia tăng. Với nhiều phụ nữ, tình trạng mệt mỏi sẽ tiếp diễn suốt 3 tháng đầu, sau đó giảm dần hoặc mất hẳn ở những giai đoạn tiếp theo.
Có một số chị em khi thấy mình mệt mỏi, mất sức tập trung làm việc đã tìm cách uống nhiều chất caffeine nhằm cải thiện tình trạng. Có thể họ chưa biết rằng mình đã có bầu, thậm chí không hiểu hết mức độ nguy hiểm khi sử dụng quá nhiều caffeine khi mang thai.
Các chuyên gia khuyên rằng, chị em cần biết cách lắng nghe cơ thể mình, luôn giữ gìn sức khỏe và biết cách nghỉ ngơi hợp lý.
6.Các thực phẩm ăn do nghén
Có thể bạn không có cảm giác thèm dưa chua và kem nhưng nhiều phụ nữ khác sẽ cảm thấy thèm ăn một số thức ăn nào đó khi họ mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu một dưỡng chất nào đó, căng thẳng, trầm cảm hoặc sắp có kinh nguyệt
7.Đau đầu
Thêm một dấu hiệu mang thai sớm là bạn sẽ thấy đau đầu – hệ quả của việc thay đổi hormone.
8.Bị chuột rút
Nguyên nhân có thể do tử cung đang giãn ra chuẩn bị để bảo bọc em bé.
9.Tự nhiên thèm đồ ăn mình vốn ghét
Giờ bạn uống bao nhiêu nước cam vẫn thấy thèm hoặc đột nhiên nghĩ đến món cá rán thôi cũng làm bạn chảy nước miếng dù trước đó cả hai thứ này đều không thuộc hàng “khoái khẩu” của bạn, thậm là rất ghét. Đây có thể là cách cơ thể nói với bạn rằng “chúc mừng nhé, ta có thai rồi”.
10.Trướng bụng, táo bón
Mới tuần trước thôi bạn vẫn rất thon thả gọn gàng trong chiếc quần jeans. Thế mà đến tuần này, bụng bạn trướng phồng lên, vẫn chiếc quần ấy mà mặc thật khó chịu. Thủ phạm có thể là lượng hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai, làm suy giảm hệ tiêu hóa của bạn.
11.Thân nhiệt cơ bản tăng
Thông thường, thân nhiệt cơ bản tăng từ thời điểm rụng trứng tới 2 tuần sau đó. Nếu qua 2 tuần mà thân nhiệt cơ bản vẫn chưa trở về mức bình thường, có thể vì bạn đã mang thai rồi đấy.
12.“Siêu nhạy cảm” với mùi
Công việc đổ rác thường ngày bây giờ khiến bạn rất buồn nôn, bởi bạn không chịu được thứ mùi ấy. Nếu bạn trở nên nhạy cảm với tất cả các loại mùi (nhận ra ngay cả khi người khác không ngửi thấy), thấy nôn nao trước mọi mùi thơm hay các mùi khó chịu, rất có thể bạn mang thai rồi.
Hoa mắt
Đường huyết thấp hay huyết áp thấp đều có thể gây ra những cơn choáng váng. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn uống đầy đủ và uống nhiều nước.
13.Ra máu
Nhưng hoàn toàn không giống như khi “đến tháng” bình thường. Lượng máu chỉ rất ít, màu nhạt hơn rất nhiều, và có thể ra sớm hơn vài ngày so với chu kỳ của bạn. Hiện tượng ra máu này được giải thích là khi trứng đã thụ tinh di chuyển vào đến tử cung, tiếp cận thành tử cung gây chảy máu.
14. Đau lưng
Nếu bạn cảm thấy phần lưng dưới hay xuất hiện cơn đau bất thường thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang được nới lỏng.
15.Que thử dương tính
Bạn có thể dùng que thử thai vào bất kỳ thời gian nào trong ngày nhưng tốt nhất là lúc đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, vì khi đó lượng hoóc-môn còn chưa bị loãng. Tránh uống quá nhiều nước trước khi thử thai vì nước có thể làm loãng nồng độ HCG trong nước tiểu dẫn đến kết quả không chính xác. Ngoài ra hãy sử dụng nước tiểu giữa dòng và sự hỗ trợ của đồng hồ đếm giây để đảm bảo tính chính xác.
Bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đảm bảo làm theo đúng quy trình và trât tự thời gian.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ tâm lý thật thoải mái nhất, tuyệt đối tránh lo lắng, hồi hộp.
Nếu vạch hồng thứ hai hiện ra dưới vạch hồng đầu tiên, đó là kết quả bạn đã có thai. Nếu không có vạch hồng thứ hai hiện ra thì bạn chưa có thai.
16.Xét nghiệm máu
Ngày nay, que thử thai cho kết quả khá chính xác nên việc xét nghiệm máu chẩn đoán thai hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên, xét nghiệm máu cho kết quả đạt độ chính xác đến 99% và có thể xác định được thời gian phát triển cũng như sức khỏe thai nhi.
BẠN ĐÃ CÓ THAI>>>>>> CLICK HERE
Tổng Hợp
Khi có những thắc mắc về các vấn đề sức khỏe sinh sản, bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn 19006237 để nhận được sự tư vấn cụ thể từ các bác sĩ.