Đái tháo đường là căn bệnh khá phổ biến trong bối cảnh xã hội ngàng càng phát triển và tràn ngập những đồ ăn nhanh. Đái tháo đường có thể do chế độ ăn cũng có thể do căn nguyên về di truyền. Tuy nhiên tình trạng đái tháo đường thai kỳ lại là một rối loạn khác: Đái tháo đường thai kì là tình trạng rồi loạn dung nạp Glucose: chỉ tồn tại trong thời gian mang thai và sẽ tự động biến mất sau khi em bé ra đời.
Nếu khoảng thời gian 6 tuần sau sinh , người mẹ vẫn bị đái tháo đường thì được chấn đoán là đái tháo đường thật sự.
Một số nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam đến 20% thai phụ mắc đái tháo đường thai kì. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng: Đái tháo đường thai kì nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các tai biến rất nguy hiểm như tư vong chu sinh tăng gấp 4 lần , nguy cơ sinh non tăng gấp đôi so với bình thường. Tỉ lệ hạ đường huyết sơ sinh, nguy cơ khởi phát chuyển dạ tăng dấp 3 lần.
Ngoài ta đái tháo đường thai kì làm tăng nguy cơ mẹ bị đái tháo đường type 2 trong vòng 5-10 năm sau sinh.
Vậy làm sao để chẩn đoán đái tháo đường thai kì?
– Bệnh rất khó phát hiện nên thai phụ cần phải xét nghiệm máu định kì để phát hiện sớm.
– Tầm soát ĐTĐ thai kì vào khoảng 24-28 tuần tuổi thai.
– Chẩn đoán xác định ĐTĐ thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi thai phụ đã nhịn đói trên 9 giờ. Tiến hành đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ nếu thai phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,3 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,6 mmol/l (sau 2h).
– Đặc biệt những trường hợp có yếu tố nguy cơ như: Thai phụ trên 35 tuổi, có tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ , thai phụ béo phí: BMI > 30, ít vận động hay có tiền sử thai lưu lần trước cần phải tầm soắt ĐTĐ thai kì sớm.
Điều trị ĐTĐ thai kì:
Thai phụ nếu đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kì cần có chế độ theo dõi đường huyết thường xuyên. Điều trị các thuốc nếu cần thiết và phải có chế độ khám thai hợp lý để giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, các xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng chức năng của nhau thai và có hướng sử trí kịp thời.
Bên cạnh đó việc thay đổi chế độ ăn và chế độ vận động là điều rất quan trọng, sẽ giúp cải thiện rõ ràng đường huyết và giảm bớt những biến chứng lên sức khỏe của mẹ và con.
– Chế độ ăn :
+ Thai phụ khi phát hiện ĐTĐ thai kì không phải kiêng đường hoàn toàn mà vẫn phải duy trì chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi.
+ Bổ sung các loại hoa quả, trái cây tươi chứa nhiều VTM : Cam, xoài, bưởi, củ đâu, ổi, dưa chuột,…
+ Hạn chế đồ ăn chứa đường nhanh : kẹo ngọt, bánh quy, bánh mì ngot,…
+ Không nên uống các loại nước có ga, nước uống đóng chai,…
– Chế độ vận động:
+ Thể dục thể thao sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu
+ Duy trì các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuần thai
+ Tập Yoga giúp tinh thần thư giãn
+ Nên đi bộ ít nhất 30-60 phút một ngày
– Chế độ dùng thuốc: Đều đặn và tuân thủ theo lời khuyên của bác sỹ.
– Theo dõi cân nặng thường xuyên
Để mẹ khỏe và bé khỏe hãy đi khám thai theo khuyến cáo và duy trì chế độ vận động, ăn uống hợp lý, luôn luôn giữ tinh thần thoải mái để thời gian mang thai là thời điểm đáng nhớ và hạnh phúc nhất trong cuộc đời bạn.