Trang chủUncategorizedTINH HOÀN ẨN Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

TINH HOÀN ẨN Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

        Tinh hoàn ẩn là một trong những căn bệnh về bất thường bẩm sinh sinh dục phổ biến nhất ở trẻ em khi tinh hoàn không nằm trong bìu mà còn nằm lại trên đường di chuyển trong thời kì phôi thai. Ðây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu. Bệnh được các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên kiểm tra và phát hiện để điều trị kịp thời tránh các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

            1, Tinh hoàn ẩn là gì?

            Thông thường tinh hoàn nằm ở bìu, khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn. Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng. Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.

2, Nguyên nhân gây bệnh

            – Nguyên nhân gây bệnh còn chưa được rõ, có một vài giả thuyết được nêu ra như do dị dạng giải phẫu,loạn sản tinh hoàn ,thiếu hormone kích thích tố… hoặc một sự tác động thực thể nào đó ngăn cản sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu ..

            – Những tổn thương tại tinh hoàn ẩn có thể gặp như: số lượng nguyên tinh giảm và chậm trưởng thành,đường kính các ông sinh tinh giản,xơ hóa xung quanh ống.. Người bệnh bị “tinh hoàn ẩn” có thể mắc các dị dạng khác, nhất là đối với thể ẩn cả hai bên có thể gặp những rối loạn nhiễm sắc thể giưới tính, suy tuyến sinh dục ..

3, Cách phát hiện được tinh hoàn ẩn

            Tinh hoàn ẩn có thể là một bên hoặc hai bên. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối: Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp. Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn. Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên. Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.

            Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu. Đây có thể là tình trạng tinh hoàn lò xo. Cần chú ý những biểu hiện cấp cứu như: Đau dữ dội, đột ngột vùng tinh hoàn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác hơn.

            4,Cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt

            Bình thường ở bìu có nhiệt độ thấp hơn so với cơ thể, khi bị ẩn nằm ở vùng bụng thì chịu nhiệt độ cao của cơ thể làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng. Nếu  bé trai bị 1 tinh hoàn ẩn và vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn sẽ có số lượng tinh trùng bình thường. Nếu bé trai bị 2 tinh hoàn ẩn và tinh hoàn ở ống bẹn thì cũng có thể gây vô sinh. Bệnh nhân sau 5 tuổi không được phẫu thuật thì tỷ lệ vô sinh cao

tới 75%. Ngoài ra, tinh hoàn ẩn nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm có thể xảy ra các biến chứng như: xoắn tinh hoàn ,ung thư tinh hoàn …

            5,Nên phẫu thuật ở lứa tuổi nào?

            – Ở lứa tuổi dưới 1 tuổi: Nếu tinh hoàn chưa xuống bìu nhưng sờ nắn thấy ở ống bẹn, thấp về phía túi bìu thì nên theo dõi thêm, một số trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu khi trẻ đến 1 tuổi. Nếu sau 1 năm tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên điều trị thuốc và chuẩn bị phẫu thuật sớm. Còn nếu không nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn, siêu âm có thể thấy tinh hoàn trong ổ bụng thì nên mổ sớm vào những tháng cuối của năm tuổi đầu tiên.

            -Ở lứa tuổi  trên 1 tuổi: Hầu hết các bệnh nhân tới khám ở lứa tuổi trên 1 tuổi.Chỉ định mổ tốt nhất là từ 1 tới 2 tuổi. Tùy theo tường trường hợp mà các bác sĩ chỉ định điều trị: Ðiều trị bằng thuốc nội tiết trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật hoặc phải phẫu thuật ngay để đưa tinh hoàn xuống bìu.

            6,Phòng ngừa bênh “tinh hoàn ẩn”

            Hiện nay chưa có biện pháp nào phòng ngừa tinh hoàn ẩn , cách tốt nhất là quản lý thai nghén thật tốt. Sản phụ nên đi thăm khám định kỳ,tránh các nguy cơ về đẻ non,không sử dụng các loại thuốc kháng androgen trong khi mang thai. Sau sinh cần phải kiểm tra tinh hoàn của trẻ.Nếu không sờ thấy ở bìu sau 6 tháng cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT