Ngoài niềm hạnh phúc và tự hào khi chào đón đứa con khỏe mạnh ra đời, thì người phụ nữ còn phải chịu đựng rất nhiều những nỗi khổ khác sau sinh.Bài viết hôm nay sẽ đề cập tới vấn đề này.
Những nỗi khổ mà bà mẹ sau sinh thường gặp phải,có thể kể đến như:
-Ra máu sản dịch:
Tình trạng ra máu xuất hiện trong cả đẻ thường và đẻ mổ,máu cũng sẽ chảy ồ ạt một vài tuần đầu sau sinh,và giảm dần số lượng theo thời gian. Quá trình chảy máu này hay còn gọi là sản dịch sẽ kéo dài ít nhất khoảng 2-3 tuần, thậm chí với nhiều người đến cả 6 tuần sau sinh. Việc ra sản dịch thực sự gây nên rất nhiều khó chịu cho mẹ bầu. Mẹ cần phải chuẩn bị những miếng băng vệ sinh loại to vì băng vệ sinh thông thường hoặc tampon không thể sử dụng trong thời gian này.Đồng thời mẹ cũng cần phải theo dõi tính chất sản dịch,phòng viêm nhiễm phụ khoa và những nhiễm trùng khác… Đôi khi nếu như mẹ bầu có tình trạng bế sản dịch, còn gây nên những cảm giác đau đớn và nặng nề, việc tiêm thuốc co tử cung ,và thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ cho mẹ.
-Vết mổ, vết rạch đau đớn, viêm nhiễm, khó lành:
Đẻ thường hay đẻ mổ thì cũng khó tránh khỏi những tác động của dao kéo trong quá trình sinh nở. Đau lâu ngày, ngứa, nhiễm trùng hay dính vết mổ ngày càng phổ biến, gây ra những tổn thương trên bề mặt da thịt, sức khỏe cũng như tinh thần của mẹ. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ phải thường xuyên vệ sinh vết mổ, thay băng sạch sẽ, kiêng ăn rau muống, trứng, hải sản,… Da mẹ mới sinh khá nhạy cảm. Dù muốn lành vết mổ nhanh nhưng các mẹ cần hạn chế sử dụng các sản phẩm lành da dạng bôi, xịt. Đối với mẹ đẻ thường có rạch tầng sinh môn, khi vệ sinh vùng kín còn cần phải chú ý tới việc không ngâm vùng sinh dục vào chậu nước, cần rửa theo chiều từ trước ra sau và dưới vòi nước sạch,hoặc dùng tay hất nước để rửa.
-Tiểu tiện,đại tiện thật sự là điều khủng khiếp:
Vết rạch tầng sinh môn chưa lành cộng với việc rối loạn tiêu hóa sau sinh,điển hình là chứng táo bón sau sinh sẽ khiến việc đi vệ sinh,cả tiểu tiện và đại tiện là một sự kinh hoàng,gây nên rất nhiều đau đớn và bất tiện cho mẹ. Cách tốt nhất mẹ cần làm là ăn uống đủ chất và uống nhiều nước, ăn uống những chất nhuận tràng, vệ sinh sạch sẽ ,tập thói quen đi vệ sinh vào giờ nhất định sẽ khiến cho vết thương mau lành và giảm được tối đa đau đớn. Ngoài ra, nếu mẹ có táo bón cũng có thể tiến hành thụt tháo hậu môn, tuy nhiên không lạm dụng việc thụt tháo này,vì có thể gây nên những vấn đề khác như giãn cơ vòng hậu môn hoặc tổn thương,sưng đỏ hậu môn.
-Ngực căng tức,đau cứng khi cho con bú, hoặc nỗi lo thiếu sữa cho con:
Trường hợp đẻ mổ, sữa sẽ về muộn hơn so với đẻ thường,cũng sẽ xảy ra trường hợp khi sữa về,mẹ có thể thiếu sữa hoặc quá nhiều sữa mẹ. Việc sữa về liên tục và nhiều,gây nên cảm giác căng tức vú,khiến vú mẹ lúc nào cũng trong tình trạng căng to,phải vắt bỏ gây nên nhiều đau đớn cho mẹ. Việc ứ đọng sữa còn dễ gây nên những vấn đề như tắc tia sữa,áp xe vú… Bên cạnh đó,mẹ cũng dễ đối mặt với việc tụt núm vú, và loay hoay với tư thế cho con bú nếu như mới mang thai lần đầu. Do đó, trong quá trình mang thai,nếu mẹ quan sát thấy đầu vú bị tụt,cần kéo ra liên tục,nên mặc áo lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, áo lót không nên quá dày,giữ vệ sinh,lau sạch đầu vú trước và sau khi cho con bú,không để sữa ứ đọng ở vú.
-Đời sống sinh hoạt tình dục bị ảnh hưởng:
Rất nhiều phụ nữ sau sinh cảm thấy khó quan hệ tình dục hơn, quan hệ không có khoái cảm, âm đạo bị khô hoặc vẫn còn cảm giác đau rát, nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lí, từ vết rạch tầng sinh môn chưa lành,do viêm nhiễm… 6 tuần sau sinh,những vết thương vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn, hormone thay đổi, tử cung đang bị co bóp lại nên quan hệ vẫn bị đau, không có ham muốn trong chuyện ấy.
Ngoài ra việc chăm sóc em bé mới sinh quá căng thẳng, bận rộn mà không nhận được sự quan tâm và thông cảm của chồng cũng khiến mẹ thường xuyên cáu bẳn, bực bội và chán ghét chồng,từ đó chuyện quan hệ cũng bị ảnh hưởng.
(còn tiếp)