Việc làm xét nghiệm HIV cũng như theo dõi triệu chứng HIV ở trẻ nhỏ rất quan trọng, nhất là đối với các cặp vợ chồng dương tính với HIV nhưng muốn sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên đôi khi vì thiếu hiểu biết mà các cặp cha mẹ lại chủ quan cũng như không kịp để điều trị bệnh cho con
HIV ở trẻ nhỏ có những triệu chứng gì?
Biểu hiện nhiễm HIV/AIDS trẻ em rất thay đổi,không giống nhau tùy theo giai đoạn, theo đường lây nhiễm, lây nhiễm dọc từ mẹ sang con, theo đường máu hay theo đường sinh dục.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội :
–Sốt kéo dài,không rõ nguyên nhân. Nổi hạch dai dẳng toàn thân:hạch sưng to trên 1 cm, kéo dài trên 3 tháng,nổi dai dẳng toàn thân, hạch chắc, không đau. Tuy hạch to song không có ý nghĩa tiên lượng, trái lại khi bệnh tiến triển nặng dần thì hạch nhỏ lại dần và biến mất, nên hạch đang to rồi nhỏ lại dần là dấu hiệu tiên lượng nặng, nhưng khi hạch nhỏ dần thì lại thấy sốt, sụt cân, tiêu chảy kéo dài là đang tiến triển thành AIDS đầy đủ.
–Viêm phổi,lao phổi,áp xe phổi hay các bệnh lí về đường hô hấp khác.
–Tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy thường kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, gây mất nước và sụt cân. Ở giai đoạn muộn có trẻ sụt cân tới 40% cân nặng.
-Trẻ khó nuốt, do bị nhiễm nấm Candida ở miệng, thực quản.
–Các biểu hiện về thần kinh :giảm trí tuệ, rối loạn trí nhớ, rối loạn vận động như bại liệt, thất điều (ataxia), bất thường về trương lực cơ, bại não, rối loạn cảm giác. Nhiều biểu hiện nhiễm trùng cơ hội ở não -màng não có thể xảy ra.
–Biểu hiện ở da:bệnh zoster, nhiễm virus herpes, nấm Candida ở miệng, hậu môn, sinh dục, lở, mụn nhọt tái diễn, viêm lỗ chân lông, nhiễm papova virus gây các u nhầy ở vùng cổ và thân mình, sẩn ngứa, bạch sản ở rìa lưỡi. Ngoài ra trẻ có thể gặp phải tình trạng xuất huyết dưới da.
-Thiếu máu tan máu tự miễn, bệnh tự miễn ở tim mạch ,có thể thấy viêm màng ngoài tim ,tăng tế bào đơn nhân to, viêm cơ tim, viêm màng trong tim .
-Một vài bệnh lí nhiễm trùng cơ hội khác có thể gặp ở trẻ như nhiễm trùng do nấm,nhiễm ký sinh trùng,do vi khuẩn,nhiễm trùng dạ dày-ruột,nhiễm trùng tiết niệu,giang mai, lậu….
Xét nghiệm ở trẻ nhỏ có mẹ bị nhiễm HIV.
Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà dương tính với HIV, cần được làm xét nghiệm để chẩn đoán sớm. Khi trẻ từ 4 – 6 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiến hành xét nghiệm HIV lần đầu sau sinh. Đối với kết quả dương tính với xét nghiệm thì chưa thể kết luận chắc chắn trẻ đã bị nhiễm HIV do kháng thể kháng HIV vẫn có thể còn sót lại trong máu trẻ.
Trong thời gian làm xét nghiệm ,cần hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.
Sau khi tiến hành xét nghiệm HIV lần đầu, cần phải thăm khám trẻ định kỳ, 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng,do đó việc phân tích các kháng thể HIV cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp,cần phải được tiến hành kĩ lưỡng và đầy đủ.