Trang chủUncategorizedTrẻ tăng động giảm chú ý có phải là bệnh lí không?

Trẻ tăng động giảm chú ý có phải là bệnh lí không?

“Trẻ con thì luôn hiếu động,nghịch ngợm”- đó là suy nghĩ chung của các cặp cha mẹ.Do vậy,có những đứa trẻ quá hiếu động, khó tập trung,không bao giờ ngồi yên vẫn được cha mẹ nghĩ là bình thường, mà không biết rằng trẻ có thể đang gặp phải bệnh lí tăng động,giảm chú ý.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, trẻ trai có khả năng mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ gái. Lứa tuổi hay mắc bệnh là từ 8-11 tuổi,tuy nhiên khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm tự nhiên.

Để chẩn đoán bệnh lí,cần dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán sau:

-Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý và/hoặc ít nhất 6 triệu chứng tăng động-bồng bột, trong thời gian ít nhất 6 tháng, đến độ không không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

+Các triệu chứng giảm chú ý :

  1. Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
  2. Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.
  3. Thường có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.
  4. Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu hướng dẫn).
  5. Thường khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.
  6. Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).
  7. Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở).
  8. Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.
  9. Thường quên làm các công việc hằng ngày.

+Các triệu chứng tăng động-bồng bột:

Tăng động:

  1. Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.
  2. Thường rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.
  3. Thường chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp (ở thiếu niên và người lớn, điều này có thể giới hạn ở mức họ cảm giác bồn chồn).
  4. Thường khó tham gia những trò chơi hoặc hoạt động giải trí chỉ cần các hoạt động nhẹ nhàng.
  5. Thường luôn di chuyển hoặc hành động như thể “đang lái môtô”.
  6. Thường nói quá nhiều.

Bồng bột:

  1. Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.
  2. Thường khó chờ đợi đến lượt mình.
  3. Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác (xen vào các cuộc nói chuyện hoặc các trò chơi).

– Vấn đề hành vi của trẻ phải xuất hiện trước 7 tuổi, có cả ở trường học (nơi làm việc) cũng như ở nhà và suy giảm đáng kể về mặt chức năng. Trẻ sa sút học tập, khó giao tiếp,ít có mối quan hệ bình thường,tự nhiên với bạn bè ở trường, ở nơi sinh sống. Trẻ nghịch ngợm,đồng thời không nhận ra rằng những hành vi của bản thân đã quấy rầy người khác,mặc dù được giảng giải nhưng trẻ vẫn mắc sai lầm, rất nhiều trẻ trong số đó được đưa vào những trường giáo dưỡng đặc biệt do có những hành vi phá phách.

-Triệu chứng giảm chú ý, tăng động, bồng bột liên quan đến việc sử dụng thuốc (như thuốc giãn phế quản, isoniazide…) ở những trẻ dưới 7 tuổi không được chẩn đoán là tăng động giảm chú ý.

Trị liệu, khắc phục rối loạn tăng động-giảm chú ý.

Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và tâm lý của trẻ. Di chứng của bệnh để lại sẽ là một nhân cách không tốt, chẳng hạn như thích trộm cắp, đánh nhau, đua xe, phạm pháp…

-Điều trị bằng thuốc:Thuốc điều trị thường dùng hiện nay là methylphemidate, hay còn gọi là Ritalin.Tuy nhiên,việc điều trị bằng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, do thuốc có rất nhiều tác dụng phụ,và có thể gây nên tình trạng phụ thuộc thuốc nếu lạm dụng lâu dài.

-Giáo dục hành vi cho trẻ: Được coi là phương pháp trị liệu tốt nhất cho trẻ

+Trao đổi với thầy cô để nhận được sự giúp đỡ trong việc giáo dục hành vi cho trẻ, nên sắp xếp trẻ ngồi bàn đầu tiên.

+Không bao giờ chê bai hay quát mắng trẻ, đặc biệt là khi có mặt người khác vì sẽ khiến trẻ nảy sinh tư tưởng chống đối. Nên khen ngợi khi trẻ có những hành vi đúng đắn

+ Chỉ nên hứa hẹn khi chắc chắn có thể làm được, bởi vì trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao ngoài trời hoặc tập luyện các môn võ để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung.

-Điều chỉnh chế độ ăn uống: Trẻ nên có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại thực phẩm giàu protein, sắt, kẽm, magie, omega-3 và chất xơ hòa tan chẳng hạn như: thịt bò, thịt gà, sữa, trứng gà, tôm, cua, cá hồi, cá thu, các trích, bắp cải, súp lơ, rau chân vịt, đậu hà lan, các loại đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, quả chuối, bơ, lê…

Nhiều trẻ tăng động có thể tăng các hành vi quá mức khi ăn một số loại thực phẩm nhất định (có thể là bất cứ loại thực phẩm nào) do vậy, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ các loại thực phẩm con ăn và những biểu hiện tương ứng trong ngày để có thể phát hiện kịp thời các loại thực phẩm này và loại ra khỏi chế độ ăn của con.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT