Trang chủUncategorizedNgộ độc thực phẩm và cách xử trí.

Ngộ độc thực phẩm và cách xử trí.

Ngộ độc thực phẩm là bệnh lí hay gặp nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và mọi điều kiện sống khác nhau. Bệnh có thể tiến triển nặng gây tử vong nếu như không xử trí kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

-Ngộ độc thực phẩm là kết quả của việc ăn thực phẩm bẩn,bị ô nhiễm. Có 3 loại nguyên nhân chính gây ngộ độc:

+Ngộ độc histamin: gây ra do thức ăn chứa độc tố chưa được kiểm soát chặt chẽ như cóc,cá nóc,cá ngừ…

+Nhiễm độc nhiễm khuẩn thức ăn do thức ăn nhiễm các loại vi khuẩn như clotridium botilium, samonella, shigella, tụ cầu, tả… Các loại vi khuẩn này có thể tồn tại ở phân người bệnh mang đi bón rau, trong thức ăn ôi thiu,lên men…

+Ngộ độc nấm.

-Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, người bệnh sẽ có những triệu chứng với các mức độ khác nhau. Các triệu chứng có thể bắt đầu sau vài giờ,vài phút khi ăn các thực phẩm bị ô nhiễm,hoặc bắt đầu vài ngày sau đó. Thông thường triệu chứng hay gặp nhất đó là:

+Buồn nôn và nôn

+Đau quặn bụng,đau dạ dày

+Ỉa chảy,ỉa nhiều lần,phân nước hoặc có máu

+Chán ăn,mệt mỏi

+Mẩn ngứa,mề đay

+Có thể có sốt,hoặc các dấu hiệu mất nước

+Một vài trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng nguy hiểm,đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ <1 tuổi như mất nước,mất điện giải,trụy mạch và sốc nhiễm khuẩn

Xử trí khi có tình trạng ngộ độc.

Cần xử trí ngay,càng sớm càng tốt để loại bỏ nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp người bệnh không bị ảnh hưởng bởi độc tố,hoặc gặp phải các biến chứng nguy hiểm do sơ cứu chậm.

-Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo:

+Kích thích gây nôn,hoặc tiến hành rửa dạ dày

+Cho than hoạt 20-30g uống, và uống nhuận tràng sorbitol 20g.

+Nếu bệnh nhân nôn quá nhiều ,cần dùng thuốc chống nôn.Có thể cho tiêm thuốc prometazin, diphenhydramin.

-Chống đau bụng,giảm bớt nhu động ruột bằng atropin, trừ trường hợp ngộ độc do amanita phathera

-Chống mất nước,điều trị mất nước:

+ Dùng dung dịch bồi phụ Oresol,hoặc pha 2 thìa café đường+1 thìa café muối với 200ml nước. Có thể uống nước cam,nước dừa,nước chuối.

+Theo dõi lượng nước tiểu bệnh nhân tăng dần lên > 500ml/6 giờ là tốt, nếu nước tiểu vẫn ít là bệnh nhân vẫn còn mất nước hoặc chất độc đã gây suy thận, cần đưa tới bệnh viện.

+Ở cơ sở y tế có thể truyền Ringer lactate hay bicarbonate 1,4% 200ml trước rồi truyền natriclorua 0,9% nếu thấy huyết áp tâm thu dưối 90mmHg. Nếu lượng nước tiểu > 500ml trong 6 giờ là tốt.

-Theo dõi,nếu các triệu chứng ngày càng nặng thêm, đi ngoài hoặc nôn ra máu,cần đi bệnh viện để xử trí,tránh những biến chứng nguy hiểm như trụy mạch, sốc nhiễm khuẩn ,thậm chí tử vong

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mọi người trước khi ăn uống cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ,hạn sử dụng,kiểm tra nấm mốc,ăn chín uống sôi,hạn chế ăn các đồ sống như gỏi cá,rau sống…Chú ý việc bảo quản thức ăn khỏi ruồi,muỗi,gián, rửa sạch thức ăn trước khi chế biến.Đặc biệt những người có hệ tiêu hóa yếu,hay bị dị ứng càng cần thận trọng hơn.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT