Trang chủUncategorizedCác loại thực phẩm tuyệt đối không ăn để tránh ngộ độc...

Các loại thực phẩm tuyệt đối không ăn để tránh ngộ độc (phần 1)

Tình trạng ngộ độc diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.Bên cạnh nguyên nhân do thức ăn ôi thiu,chưa chín kỹ còn có nguyên nhân ngộ độc do chính độc tính của thực phẩm ăn phải. Độc tính này có thể tồn tại tự nhiên,hoặc sinh ra trong quá trình nấu nướng không đúng cách.

Các loại thực phẩm có độc tính tự nhiên cần tránh.

Một vài loại thực phẩm có độc tính tự nhiên cần tuyệt đối tránh như sau:

-Nguồn gốc thực vật:

+Cà chua xanh và khoai tây mọc mầm: Cả hai loại thực phẩm này đều chứa chất độc Solanine,khi ăn có cảm giác đắng ngắt,ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày,có thể chóng mặt,buồn nôn,nôn mửa…

+Dưa muối chưa chín hoặc bị khú,lên men mốc: Dưa muối chưa chín có hàm lượng nitric cao,ăn vào vị cay ,hăng,hơi đắng,rất có hại cho cơ thể.  Trong khi đó, dưa bị khú hoặc lên men mốc là đã xuất hiện các vi nấm độc hại, sản sinh ra độc tố aflatocin-có thể gây ung thư gan,tổn thương hệ thần kinh.

+Gừng dập để lâu: Trong quá trình dập nát,cũ hỏng,bên trong củ gừng đã sản sinh chất độc hại có tên là shikimol-có thể gây biến đổi tế bào gan. Do đó,nếu như gừng đã bị dập nên nấu ngay,không nên để quá lâu.

+Đậu xanh không nấu chín: Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglu tin in với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

+Mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi có chứa chất Porphyrin.Nếu ăn phải,dễ bị viêm da,xuất hiện trạng thái ngứa,phù thũng,đau nhức…Nên ăn mộc nhĩ khô,ngâm trong nước nấu lên.

+Bí ngô để lâu: Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

+Cải nấu để qua đêm: Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

Nguồn gốc động vật:

+Trứng gà sống: Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu,dễ gây rối loạn tiêu hóa và phá hoại chức năng tụy tạng.

+ Cá nóc: Máu,mắt,buồng trứng,gan,bộ phận sinh dục,da cá nóc là những bộ phận có chứa độc.Mặc dù thịt không độc,nhưng khi cá chết,ươn hoặc va đập,chất độc từ các bộ phận trên sẽ ngấm vào cơ gây độc toàn bộ

+Mật cá : Đặc biệt là mật cá trắm.Mật cá có thể gây xuất huyết, tiêu chảy,co giật,tổn thương nội tạng,nhất là ống thận…

+ Nội tạng chứa độc cóc: Nhựa cóc (ở tuyến sau tai,tuyến trên mắt,tuyến trên da cóc),gan và buồng trứng lại có thể gây ngộ độc do chứa bufotoxine. Trong quá trình làm thịt,không nên để những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng rất nguy hiểm. 

Ngoài ra một vài món ăn cũng không nên kết hợp với nhau hoặc nấu nướng cùng nhau.Hãy cùng tìm hiểu trong phần 2.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT