Những bất thường về kinh nguyệt có thể phản ánh về tình trạng bệnh lí của cơ thể,đặc biệt là sức khoẻ sinh sản. Bên cạnh các hình thái rối loạn kinh nguyệt như rong kinh,cường kinh,thống kinh…thì vô kinh được quan tâm hơn cả.Nếu không được phát hiện và điều trị triệt để có thể khiến người phụ nữ không thể mang thai và sinh con được.
Định nghĩa và phân loại vô kinh
Vô kinh là tình trạng không có hành kinh từ 6 tháng trở lên,được phân loại như sau:
-Vô kinh sinh lí: Là hiện tượng mất kinh khi có thai hoặc khi mãn kinh,đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường của cơ thể.
-Vô kinh bệnh lí:
+Vô kinh nguyên phát: Không hành kinh khi trên 18 tuổi.
+Vô kinh thứ phát: Không hành kinh lại sau 3 tháng đối với vòng kinh đều và 6 tháng đối với vòng kinh không đều.
+Vô kinh giả: Còn gọi là bế kinh do máu kinh không chảy được ra ngoài.
Các nguyên nhân gây vô kinh bệnh lí
-Vô kinh nguyên phát:
+Bất thường ở bộ phận sinh dục hoặc các tuyến nọi tiết lien quan đến tử cung như :không có tử cung,không có âm đạo, màng trinh không thủng, teo buồng trứng bẩm sinh…
+Một số hội chứng bệnh gây vô kinh nguyên phát như Hội chứng Turner,Hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster,Hội chứng thượng thận – sinh dục,Hội chứng Moris (tinh hoàn nữ tính hoá)…
-Vô kinh thứ phát
+Rối loạn nội tiết: Suy tuyến yên, buồng trứng.Rối loạn hoạt động nội tiết của vỏ thượng thận, tuyến giáp, hoại tử tuyến yên do mất máu nhiều (Hội chứng Sheehan).
+Vô kinh tiết sữa do Prolactin cao.
+Dính buồng tử cung: do lao sinh dục, sau nạo hút thai, sau tháo vòng tránh thai hay dính cổ tử cung.
+Do stress, tinh thần căng thẳng, lo sợ.
Điều trị khắc phục vô kinh.
Việc điều trị tuỳ từng loại nguyên nhân
-Dùng thuốc nội tiết, liệu pháp hormon thay thế hoặc sử dụng vòng kinh nhân tạo. Nếu vô kinh tiết sữa do Prolactin thì điều trị chủ yếu bằng Parloden.
-Nếu dày dính cổ tử cung hoặc dính buồng tử cung: Nong buồng tử cung,đặt vòng chống dính hoặc nong cổ tử cung
-Điều trị các nguyên nhân bệnh lí cơ thể như điều trị lao toàn than nếu có lao sinh dục…
-Ăn uống đầy đủ chat, hạn chế các đồ uống kích thích,kết hợp với chế độ tập luyện cơ thể thường xuyên.
-Không lạm dụng thuốc tránh thai hay các thuốc nội tiết một cách bừa bãi.
-Tránh căng thẳng,thư giãn hợp lí,có thể tập yoga,ngồi thiền hoặc đọc sách khi tâm lí xung đột…