Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh tiêu hóaĐiều trị viêm loét dạ dày.

Điều trị viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày nếu như không được can thiệp và điều trị hiệu quả có thể gây nên các biến chứng như chảy máu,thủng dạ dày,thậm chí có thể dẫn tới ung thư. Do đó,khi được chẩn đoán mắc viêm loét dạ dày,người bệnh cần chú ý tới việc dùng thuốc,kiêng khem trong ăn uống ,có chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng như kiểm tra sức khỏe định kì.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc.

Điều trị loét dạ dày là kết hợp của 2 kháng sinh với subsalicylate bismuth hoặc một số kết hợp khác nhằm diệt trừ vi khuẩn H. pylori,giúp làm giảm lượng axit dạ dày, trung hòa axit và bảo vệ vùng tổn thương để có cơ hội tự lành.

Thuốc điều trị loét dạ dày gồm:

-Thuốc chẹn thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton, làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra.

-Thuốc kháng axit trung hòa lượng axit do dạ dày sản xuất ra.

– Thuốc bao phủ và che chở, bảo vệ ổ loét khỏi chất axit trong thời gian chờ lành vết loét (sucralfate). Điều trị diệt trừ vi khuẩn H. pylori thường từ 2 – 3 tuần, sau đó là dùng thuốc giảm axit dạ dày trong 8 tuần. Hầu hết các vết loét đều lành trong khoảng thời gian này. Nếu các triệu chứng tái phát sau khi ngừng uống thuốc, cần phải dùng một loại thuốc khác hoặc dùng một liều thuốc thấp để duy trì, ngay cả khi không đau, để ngăn ngừa loét tái phát.

Dinh dưỡng khi điều trị viêm loét dạ dày

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người viêm loét dạ dày đó là:

– Khi bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày thì tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Chủ yếu chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng 100ml). Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.

– Khi dạ dày hết đau, nên ăn những đồ mềm ,dễ tiêu như cháo, soup… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần. Nên ăn 6 bữa/ngày. Sau đó có thể ăn các loại thức ăn khác như cơm nếp, bánh mì, thịt, cá …đã được xay nghiền. Hoặc khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

– Duy trì ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn,không lặp lại.

Các thực phẩm cần kiêng khem trong quá trình điều trị

Điều trị viêm loét dạ dày,người bệnh cần tuyệt đối kiêng khem các loại thực phẩm như sau:

– Các loại thực phẩm có độ axít cao, các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…Hoặc các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc…

– Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như các loại đậu đỗ, dưa cà muối, hành…

– Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, trà…hay các đồ uống có gas

-Hạn chế hoặc kiêng khem hoàn toàn các loại thực phẩm chế biến sẵn như giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…

Người bị viêm loét dạ dày cũng nên duy trì chế độ thể thao,sinh hoạt điều độ,tránh làm việc căng thẳng,stress kéo dài, đồng thời kiểm tra định kì 3-6 tháng/lần giúp phát hiện và hạn chế được những biến chứng. 

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT