Cách xử lý bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da có thể dễ dàng lây lan trong gia đình và tập thể, dễ gây thành dịch. Bệnh cũng dễ nhầm lẫn với các dạng chấy rận và viêm da trong thời gian đầu mắc bệnh. Do đó cần được phát hiện và điều trị đúng đắn.

   Biểu hiện ngoài da bệnh ghẻ

1. Triệu chứng đặc hiệu của bệnh

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da với các triệu chứng sau:

  • Ngứa dữ dội,nhất là về ban đêm do cái ghẻ di chuyển gây kích thích lên đầu dây thần kinh cảm giác ở da và do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.
  • Cái ghẻ thường làm tổ và gây tổn thương do bệnh ngoài da tại các vùng da non, điển hình như lòng bàn tay , kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trư­ớc nách,quanh rốn, mông, 2 chân ,đặc biệt nam giới hầu nh­ư 100% có tổn thư­ơng ở qui đầu ,thân d­ương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân,lòng bàn chân, ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt.
  • Có thể nhìn thấy các luống ghẻ và mụn n­ước (còn gọi là mụn trai và đư­ờng hang). Đ­ường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đ­ường cong ngoằn ngoèo, dài 2 – 3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám,không khớp với hằn da, ở đầu đ­ường hang có mụn nư­ớc 1 – 2 mm đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.
  • Người bệnh ngứa,gãi nhiều gây nên các vết xư­ớc, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, sẹo thâm màu… Vùng da bị tổn thương có thể nhiễm khuẩn,viêm da,eczema hóa…, các biến chứng này đôi khi che lấp các luống ghẻ,mụn nước khiến cho người bệnh chủ quan.

2. Điều trị bệnh ghẻ

Sau khi có chẩn đoán chính xác, cần điều trị càng sớm càng tốt và điều trị đủ thời gian.

Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ bao gồm:

– Điều trị tại chỗ là chủ yếu do bệnh ghẻ là bệnh ngoài da

+ Dầu DEP (DiEthylPhtalat):

Là chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây kích thích da và không bẩn quần áo. Cần chú ý chỉ bôi lên thương tổn, không bôi diện rộng, không bôi lên niêm mạc, không để dây vào mắt. Bôi lên các tổn thương ghẻ mỗi ngày 2 – 3 lần.

+ Với các tổn thương sẩn, vết xước, vảy tiết có thể dùng các mỡ bôi như fucicort, eumovat.

+ Với các tổn thương mụn mủ chấm các dung dịch sát khuẩn như castelanimilian, Eryfluid…

– Điều trị toàn thân

+Dùng thêm các thuốc toàn thân khác như kháng histamin, vitamin B, C…

+Kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn (mụn mủ).

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da rất dễ lây lan. Việc điều trị nên cùng một lúc cả người bệnh lẫn người sống chung. Quần áo chăn màn cũng cần được giặt và luộc sôi trong quá trình điều trị. Tiến hành tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới nên dùng lại, việc này càng cần được chú ý khi đang có dịch xảy ra. 

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT