Trang chủBệnh truyền nhiễmLàm sao để biết bị mắc giang mai

Làm sao để biết bị mắc giang mai

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn. Xoắn khuẩn vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thường là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp đường sinh dục, đường hậu môn hay đường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Lây truyền qua đường tình dục, đường máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma tuý mà bơm tiêm không vô khuẩn), từ mẹ sang con (qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi).

Thời kỳ ủ bệnh giang mai có thể kéo dài từ 3 tuần – 3 tháng.

  • Bệnh diễn biến nhiều năm (10, 20, 30) năm có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và thể lây truyền cho thế hệ sau.

  • Nếu không được điều trị bệnh có thể xâm nhập vào tới cả các phủ tạng đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương gây nhiều biến chứng rất nặng, có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên chẩn đoán cũng rất khó khăn.

  • Đây là một bệnh nguy hiểm gây biến chứng nặng nề nhất trong 4 loại bệnh xã hội: lậu , giang mai, mụn rộp sinh dục.

Lâm sàng giang mai thời kỳ 1

Đặc điểm giang mai 1 là thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu đã lan toàn thân. Tổn thương khu trú tại chỗ, nông điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu điều trị kịp thời. Nhưng rất nguy hiểm cho xã hội vì lây rất mạnh (nhiều xoắn khuẩn tại các tổn thương, bệnh nhân không có cảm giác chủ quan vẫn quan hệ với nhiều bạn tình được).

Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh 3 – 4 tuần hoặc 3 tháng và kéo dài 1 – 2 tháng với các triệu chứng sau:

Trợt phát ngay ở chỗ xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, ở đàn ông khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, nhưng cũng có thể ở miệng sáo, ở hãm, ở bìu… Ở đàn bà thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành âm đạo, môi lớn, môi bé, âm vật…

Đặc điểm của trợt là:

  • Vết trợt nông hình tròn hay bầu dục bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tơi, không có mủ, không có vảy thường đơn độc.

  • Không ngứa, không đau.

  • Nền rắn như mảnh bìa.

25% bệnh nhân có loét gây đau và không có nền rắn như cổ điển. Có thể trợt bội nhiễm, trợt hoại tử hoặc trợt khổng lồ.

Vài ngày sau khi có trợt, các hạch vùng lân cận thường viêm to thành 1 chùm gồm nhiều hạch trong đó có 1 hạch to được gọi là hạch chúa. Bắt đầu hạch ở 1 bên, sau có thể cả 2 bên.

Giang mai thời kỳ 2

Đặc điểm của giang mai 2: là thời kỳ nhiễm trùng máu. Xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả các cơ quan phủ tạng. Tổn thương đa dạng nhưng chưa phá huỷ tổ chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời, nhưng lây lan rất mạnh.
Giang mai thời kỳ 2 xuất hiện: trung bình khoảng 6-8 tuần sau khi có loét. Các thương tổn ở niêm mạc xuất hiện rầm rộ và lan toả trong khi đó 1/3 số trường hợp chancre giang mai vẫn tồn tại chưa mất hết.

Tổn thương giang mai thời kỳ 2 có những đặc điểm sau:

  • Có nhiều dạng thơng tổn, đặc điểm chung là không ngứa, không đau.

  • Các thương tổn sớm thờng lan toả toàn thân và đối xứng.

  • Các thương tổn giang mai 2 muộn có khuynh hướng khu trú hơn và không đối xứng.

  • Viêm hạch lan toả: Các hạch nhỏ, rắn xuất hiện nhiều nơi: cổ, dưới cằm sau tai, nách, bẹn, cùi tay, lăn dưới ngón tay, không dính vào nhau. Có thể trợt loét, sẩn sùi hoặc nứt rõ, có vẩy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn và rất lây.

  • Sẩn nổi cao trên mặt da rắn chắc, màu đỏ đồng hình bán cầu chung quanh có viền vẩy. Sẩn rất đa dạng. Ở những đợt giang mai 2 tái phát muộn, các sẩn thường xếp thành 1 chùm trung tâm là 1 sẩn lớn, chung quanh có nhiều sẩn nhỏ gọi là corymbiose syphilide ( chùm sẩn giang mai).

  • Những biểu hiện toàn thân: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau rức xương đùi về đêm, viêm thận, biểu hiện thần kinh.

Giang mai thời kỳ 3

Đặc điểm của thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức gây những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho bệnh nhân. Đối với xã hội thời kỳ này ít nguy hiểm vì khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Nhưng nếu là thai phụ có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh. Thời kỳ bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh.

2. Xét nghiệm giang mai để biết chính xác mình bị giang mai hay không

Cách chẩn đoán tương đối chính xác là soi trên kính hiển vi bệnh phẩm lấy từ vết loét giang mai (chancre), dịch âm đạo ở phụ nữ, dịch niệu đạo ở nam giới để tìm xoắn khuẩn giang mai .

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT