Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, bệnh tiến triển âm thầm và có thể gây ra các biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm nếu không được điều trị thường xuyên và kiểm soát tốt.
Chẩn đoán tăng huyết áp
Tăng huyết áp được chẩn đoán theo Tài liệu JNC 7 của Bác sĩ như sau:
- Bình thường: huyết áp tâm thu < 120 mm Hg và huyết áp tâm trương < 80 mm Hg.
- Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80-89 mmHg.
- Giai đoạn 1 tăng huyết áp: huyết áp tâm thu 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
- Giai đoạn 2 tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 100 mm Hg.
Tăng huyết áp được coi là nguy hểm vì có nhiều biến chứng nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Các biến chứng của tăng huyết áp
Biến chứng tim mạch :
Biến chứng tim mạnh là một trong những biến chứng sớm nhất của Tăng huyết áp.
- Phì đại thất trái: Chủ yếu là phì đại vách liên thất và thành sau thất trái gây phì đại khối cơ thất trái làm ảnh hưởng đến khối lượng tuần hoàn
- Bệnh lí động mạch vành : Động mạch vành được cấp máu ở thời kì tâm trương, các bệnh lí động mạch vành được biểu hiện bởi cơn đau thắt ngực ổn định, không ổn định
- Suy tim: Là biến chứng lâu dài của tăng huyết áp, đầu tiên thường suy tim trái sau đó dẫn đến suy tim phải và suy tim toàn bộ, biểu hiện bằng bệnh nhân xuất hiện khó thở, mệt mỏi khi gắng sức nếu có suy tim phải kèm theo bệnh nhân có thể xuất hiện gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
- Rối loạn nhịp tim: Tổn thương hay gặp là ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, làm điện tâm đồ có giá trị chẩn đoán
- Nhồi máu cơ tim: Là biến chứng cấp tính nguy hiểm gây chết cơ tim cấp tính vì mạch máu nuôi dưỡng một phần cơ tim bị mất
Biến chứng tăng huyết áp ở mắt:
Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương theo giai đoạn tiến triển bệnh:
- Giai đoạn 1: Các mạch máu có thành sáng bóng.
- Giai đoạn 2: Các mạch máu co nhỏ, dấu hiệu bắt chéo động mạch tĩnh mạch (Salus-Gunn)
- Giai đoạn 3: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc.
- Giai đoạn 4: Vừa có xuất huyết, xuất tiết võng mạc vừa có phù gai thị.
Biến chứng tăng huyết áp ở mạch máu:
- Hẹp động mạch cảnh
- Hẹp tắc động mạch ngoại biên
- Tách thành động mạch chủ: Gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị
- Phình động mạch chủ bụng: Hay gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp lâu ngày không được kiểm soát
Biến chứng tăng huyết áp ở thận
- Giai đoạn đầu: Tiểu đêm, protein niệu
- Suy thận ở các mức độ khác nhau: Thể hiện bằng creatin máu tăng, MLCT giảm, có protein niệu hay albumin niệu vi thể.
- Urat máu tăng lâu ngày ở những bệnh nhân THA lâu ngày không được điều trị là dấu hiệu cho thấy xơ hóa cầu thận.
Biến chứng tăng huyết áp ở não :
- Biến chứng: Nhồi máu não, xuất huyết não, chảy máu dưới nhện: Là cấp cứu nội khoa,cần chẩn đoán sớm và điều trị đúng.
- Nguy cơ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.
- Lâm sàng: Thường ở BN THA điều trị không kiểm soát tốt.Đột ngột đau đầu,rối loạn tri giác,yếu chi.
- Khám thấy tri giác rối loạn, liệt nửa người,liệt dây TK sọ
- Cận LS: CT, MRI sọ não chẩn đoán xác định.
Hội chứng chuyển hoá:
Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C ( cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
Các biến chứng tăng huyết áp khác:
- Phù phổi cấp: Những cơn tăng huyết áp kịch phát có thể gây phù phổi cấp. Lâm sàng: Khó thở đột ngột, tím tái, trào bọt hồng qua miệng. Nghe phổi thấy rale ẩm dâng lên từ đáy phổi. XQ phổi: Phổi mờ hình cánh bướm. Điều trị cấp cứu cần nhanh chóng hạ huyết áp xuống
- Chảy máu mũi do tăng huyết áp: Cần hạ huyết áp kết hợp với các biện pháp cầm máu.
- Loét dạ dày tá tràng: Do mạch máu xơ vữa làm giảm lượng máu đến nuôi dưỡng dạ dày tá tràng, gây ra viêm loét.