Cơn hen phế quản ác tính

Hen phế quản là một bệnh hô hấp liên quan nhiều đến yếu tố dị ứng, kích thích. Một bệnh nhân hen phế quản có biểu hiện dưới dạng các cơn khó thở xuất hiện khi có yếu tố dị nguyên, bệnh nhân có thể khó thở từ nhẹ đến nặng, đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản, ngoài cơn bệnh nhân thường không có biểu hiện gì. Với những cơn hen rất khó kiểm soát , đáp ứng rất ít với thuốc giãn phế quản, bệnh nhân nhanh chóng có thể suy hô hấp rồi tử vong. Đây được coi là các cơn hen phế quản ác tính. Vậy hen phế quản ác tính là gì? Cần theo dõi như thế nào?

  1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng tính phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể phục hồi tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.

Tiền triệu của các cơn hen phế quản thường xuất hiện sau tiếp xúc dị nguyên như: bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo…

Biểu hiện ban đầu: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt (viêm màng tiếp hợp dị ứng), ho khan vài tiếng, có khi buồn ngủ.

Trong cơn hen có thể nghe phổi thấy tiếng cò cử, tiếng rít do sự co thắt phế quản. Ngoài cơn hen bệnh nhân không có triệu chứng gì .

  1. Thế nào là cơn hen phế quản ác tính?

Cơn hen phế quản ác tính là cơn hen nặng hoặc rất nặng bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít với các biện pháp thông thường như giãn phế quản hay corticoid đường uống.

Thường xảy ra với các bệnh nhân không được kiểm soát hen hay dùng thuốc không đúng chỉ dẫn.

Biểu hiện bao gồm :

  • Khó thở kéo dài , không đáp ứng hoặc ít đáp ứng với thuốc
  • Khó chịu, vật vã kích thích hoặc lơ mơ
  • Không thể nói chuyện hoặc chỉ nói được từ ngắn
  • Tăng nhịp thở sau đó dần rối loạn nhịp thở
  • Co kéo cơ hô hấp
  • Lâu dần có thể có cơn ngừng thở, thở nghịch đảo
  1. Hướng xử trí cơn hen phế quản ác tính

Xử trí cơn hen phế quản ác tính tại chỗ, tất cả các cơn hen ác tính cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc gọi sự trợ giúp. Trước đó có thể xử trí theo hướng tại chỗ hoặc các cơ sở y tế ít trang thiết bị và dụng cụ như:

  • Thở oxy 40-60% nếu có
  • Thuốc dùng ưu tiên hàng đầu là cường beta 2 giao cảm dạng hít

Salbutamol (Ventolin MDI) xịt họng 2 nhát liên tiếp (khi hít vào sâu). Sau 20 phút chưa đỡ xịt 2-4 nhát nữa. Trong vòng 1h đầu có thể xịt thêm 2-3 lần nữa (mỗi lần 2-4 nhát).

Nên dùng buồng đệm để tăng hiệu quả của thuốc.

Nếu có máy và thuốc khí dung: nên cho bệnh nhân khí dung ngay nếu sau 2-3 lần xịt không có kết quả.

  • Nếu dùng thuốc cường beta 2 không đỡ, nên phối hợp thêm thuốc ức chế giao cảm

ipratropium (Atrovent) xịt họng 2 nhát. Có thể dùng các chế phẩm phổi hợp sẵn 2 nhóm thuốc trên: Berodual (ferotenol + ipratropium) hoặc Combivent (Salbutamol + ipratropium) xịt mỗi lần 2 nhát, 20ph/lần

  • Corticoid đường toàn thân:

Presnisolon 40-60mg uống

Hoặc Methulpresnisolon 40mg tiêm tĩnh mạch

  • Có thể dùng 1 số thuốc khác trong trường hợp không sẵn có hoặc không đáp ứng với các thuốc trên:

Aminophyllin 5mg/kg cân nặng tiêm TM chậm trong 20ph.

Adrenalin 0.3mg tiêm dưới da. Nếu cơn ko giảm có thể nhắc lại sau 20ph với cùng liều

trên.

Với cơn hen phế quản ác tính bệnh nhân rất nhanh chóng đi vào suy hô hấp vì vậy cần nhanh chóng xử trí kịp thời.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT