Trang chủGiới thiệuCân bằng dinh dưỡng khi mang thai và các chỉ số cần...

Cân bằng dinh dưỡng khi mang thai và các chỉ số cần biết

Cân bằng dinh dưỡng khi mang thai và các chỉ số cần biết

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ diễn ra nhiều thay đổi và có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Các thực phẩm mẹ dung nạp không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn là nguồn dưỡng chất để bé phát triển, đạt các chỉ số phát triển như kỳ vọng

Trong thời điểm này  phụ nữ có rất nhiều thay đổi về cơ thể như: nội tiết tố, tăng cân, khối lượng tử cung tăng, cơ thể tích trữ mỡ… Việc ăn uống, nghỉ ngơi hay vận động trong giai đoạn mang bầu sẽ hoàn toàn khác so với giai đoạn bình thường.

Nếu không được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu hãy nhớ những nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu sau đây.

Bổ sung cân bằng giữa năng lượng, protein, muối khoáng và các vitamin. Cụ thể như sau

Năng lượng : tùy theo chỉ số BMI chỉ số cơ thể ban đầu trước mang thai đánh giá mức tăng cân tiêu chuẩn. Trung bình hàm lượng kcal mỗi ngày tương đương với 300kcal/ ngày đảm bảo 85000 kcal / 9 tháng.

Protein : khuyến nghị về nhu cầu protein của mẹ bầu cân nhắc yếu tố để xây dựng bào thai nhau thai các Mô cơ thể mẹ cần 925g protein (3,3g/ngày)

Lượng protein của mẹ tăng lên khi mang thai so với bình thường ở mức 10g/ngày, 6 tháng cuối là 15g/ngày

Muối khoáng :

Canxi : cần thiết cho PNMT để cho thai nhi xây dựng và phát triển khung xương. Mẹ chuyển canxi cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh khoảng 30g. mẹ khỏe mạnh có dự trữ canxi trên 1000g sẽ chuyển 9g từ bản thận người mẹ . nhu cầu canxi ở những tháng đầu cần tăng lên 110mg/ ngày

Từ thai kì thứ 2 là tăng 350mg/ ngày và số nhu cầu canxi của PNCT 6 tháng cuối là 1000mg/ ngày.

Sắt: trẻ sơ sinh có hàm lượng HB trong máu cao và lượng sắt dự trữ của thai nhi tăng lên nhanh từ cuối tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 6 .

để đáp ứng nhu cầu này mẹ cần cung cấp cho thai nhi từ 200- 370mg sắt trong suốt quá trình mang thai.

Ngoài sắt cho thai cần 30 đến 170mg sắt cho hình thành nhau thai. 450mg cho việc tăng khối lượng máu và 250mg sắt cho quá trình mất máu khi sinh. Nhu cầu toàn bộ là khoảng 840mg sắt

Do chế độ ăn uống ở nước ta cho PNCT chưa đủ đảm bảo bổ sung sắt nên chương trình phòng chống thiếu máu khuyến cáo cho PNMT uống sắt từ thai kì thứ 2 mỗi ngày 1 viên sắt có hàm lượng sắt nguyên tố 60mg.

Iod: người mẹ mang thai thiếu iod sẽ ảnh hưởng và để lại những hậu quả nghiêm trọng đến thai nhi có khi dẫn tới các dị tật.

Kẽm: Nhu cầu bổ sung kẽm ở phụ nữ bình thường là 12mg/ ngày. Khi mang thai hàm lượng này tăng thêm 6mg/ ngày.

Vitamin: các loại vitamin tan trong dầu đều cho thấy không thấy sự chênh lệch quá nhiều trước và trong khi mang thai. Đó là các vitamin A, D, K. mặc dù một số vitamin như vitamin K nếu thiếu hụt trẻ có nguy cơ xuất huyết nào màng não khi sinh nhưng chưa có khuyến cáo bổ sung.

Các loại vitamin tan trong nước theo chế độ ăn cũng chưa được bổ sung đầy đủ vì vậy nên bổ sung thêm các loại vitamin này khi mang thai.

DHA có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và thị giác của thai nhi. Theo đó, bà bầu cần cung cấp 200 -300mg DHA mỗi ngày.

Hiện nay chưa có khuyến cáo về việc quá liều DHA gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ có thể yên tâm bổ sung DHA, nhưng tốt nhất nên tham khảo liều lượng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT