Trang chủDấu hiệuHƯỚNG DẪN GIÚP GIẢI ĐỘC GAN

HƯỚNG DẪN GIÚP GIẢI ĐỘC GAN

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, với vai trò thực hiện các nhiệm vụ quan trọng để duy trì sức khỏe. Gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận chất dinh dưỡng và hóa chất từ hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ như một “nhà máy lọc máu” chính trước khi thức ăn được chuyển hóa thành các dạng khác nhau trong cơ thể.

Dưới đây là một số cách giúp cải thiện chức năng gan:

  1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Thực phẩm tốt cho gan, giải độc gan

Trong số các thực phẩm tốt cho gan được nhiều nhà khoa học khuyến cáo nên dùng là các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh,... có tác dụng kích thích hoạt động của các enzym nhằm tăng cường chức năng giải độc gan, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo, hạn chế các nguy cơ gây ung thư.

các loại rau lá xanh như: Rau chân vịt (cải bó xôi), mồng tơi, rau ngót, rau lang, rau muống … cũng là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan

Tỏi có chứa các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn rất tốt cho gan

Ngoài ra các loại quả chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa sẽ giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzym giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư và độc tố khác.

Thực phẩm thiếu lành mạnh, gây hại gan cần tránh

Thực phẩm thiếu lành mạnh bao gồm chất béo từ thịt động vật, bơ, sữa và dầu thực vật. Sản phẩm tinh bột, đường, rượu, và caffeine cũng sẽ làm suy yếu gan, chủ yếu là do suy tiêu hóa và xử lý quá mức đường/ tinh bột. Tránh thực phẩm biến đổi gene cũng là vô cùng quan trọng.

Đồ ăn nhanh cũng sẽ không tốt cho gan và có khả năng gây béo phì.

Các thực phẩm chiên rán, xào… ăn nhiều cũng sẽ gây hại về gan, nhất là chứng gan nhiễm mỡ

Hạn chế ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Nên hạn chế các món ăn nhiều muối như dưa muối, thịt xông khói và xúc xích…

2. Hạn chế tiếp xúc với các chất độc từ môi trường

Gan không chỉ phải xử lý các chất hoá học đi vào cơ thể thông qua đường miệng mà còn phải xử lý các chất hoá học đi vào cơ thể thông qua mũi và da. Một số sản phẩm làm sạch trong nhà hàng ngày có thể chứa các chất độc có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là nếu thường xuyên tiếp xúc.

3. Thường xuyên luyện tập thể thao

Hoạt động thể thao không chỉ tốt cho cơ xương và hệ tim mạch mà còn tốt cho gan. Một nghiên cứu cho thấy, các bài tập luyện thể lực có thể giúp dự phòng tình trạng tích tụ mỡ trong gan. Tích tụ mỡ trong gan có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

4. Cần thư giãn, hạn chế căng thẳng

Stress, căng thẳng có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với lá gan. Vậy nên, để gan khỏe mạnh nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lên lịch biểu làm việc, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng.

5.     Hạn chế hoặc loại bỏ thói quen uống rượu, bia dễ tổn hại chức năng gan

6.     Loại bỏ thói quen tự ý dùng thuốc

 Đa số các loại thuốc sẽ an toàn với gan nếu uống đúng hướng dẫn. Tuy nhiên, uống quá liều thuốc, uống liên tục, uống nhầm loại thuốc hoặc uống nhiều thuốc một lần có thể sẽ ảnh hưởng đến gan.

Do vậy cần loại bỏ thói quen tự ý dùng thuốc chưa có chỉ định của các bác sĩ hoặc nhà chuyên môn. Kể cả thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc….không tự ý dùng, không dùng theo mách bảo. Cần khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời khi mắc các bệnh về ga

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT