Nhược cơ là một rối loạn mạn tính đặc trưng bởi sự yếu và suy nhược nhanh chóng của của các cơ tự chủ (điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ.
1.Bệnh nhược cơ là gì
– Bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis/ Myasthénie gravide) là một bệnh lý thần kinh – cơ tự miễn mạn tính gây ra do xung động thần kinh từ dây thần kinh đến cơ vân không dẫn truyền được làm cho cơ không vận động được, biểu hiên yếu các hệ cơ xương nhiều mức đọ khác nhau. Bình thường, cơ co được hay vận động được là nhờ xung động thần kinh được truyền qua nơi trao đổi thông tin giữa đầu mút sợi thần kinh và màng tế bào thông qua chất acetylcholin. Trong bệnh nhược cơ, cơ thể tự sinh ra một loại kháng thể “phá hủy” các thụ thể tiếp nhận acetylcholin, làm cho acetylcholin không vận chuyển được đến đầu sau của synap. Các cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh này là loại cơ vân, chi phối sự vận động chủ động của cơ thể. Các nhóm cơ thường bị ảnh hưởng nhất là các cơ ở mặt, mắt, tay chân, các cơ điều khiển nhai, nuốt, nói. Các cơ hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng. Theo y văn, bệnh có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở phụ nữ nhỏ hơn 40 tuổi hoặc lớn hơn 70 tuổi, ở nam giới lớn hơn 50 tuổi.
– MG là một bệnh tự miễn tương đối hiếm gặp của thần kinh ngoại vi, trong đó các kháng thể chống lại các tiếp thụ thể acetylcholine (ACh) nicotinic hậu synap tại điểm nối thần kinh cơ. Nếu có một sự giảm số receptor Ach dẫn đến mô hình tiến triển giảm đi sức mạnh của cơ khi hoạt động lặp lại và chỉ hồi phục năng lực cơ sau khi nghỉ ngơi một thời gian. Cơ hoành thường bị ảnh hưởng nhất và khi đó rất nghiêm trọng, nhưng hầu hết các bệnh nhân cũng có thể hình thành các mức độ yếu toàn thân khác nhau. Điểm quan trọng nhất của MG để cấp cứu là phát hiện và quản lý cơn nhược cơ (myasthenic crisis). Nhược cơ còn là bệnh tự miễn do rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ, có liên quan tới tổn thương thụ thể acetylcholin. Bệnh có thể gây hôn mê và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Trên thực tế thực hành lâm sàng, liệu pháp điều trị chuẩn nên bệnh nhược cơ vốn được xem là nghiêm trọng đã không còn nghiêm trọng nữa. Thực tế cho thấy các bệnh nhân bị nhược cơ thì tuổi thọ không hề giảm đi chút nào.
2. Nguyên nhân nào gây nên cơn nhược cơ?
– Bệnh nhược cơ gây ra bởi một khuyết tật trong dẫn truyền bó mạch thần kinh cơ. Nó xảy ra khi truyền tin bình thường giữa thần kinh và cơ bị gián đoạn tại điểm nối thần kinh cơ (neuromuscular junction)-nơi mà các tế bào thần kinh nối với cơ để điều khiển. Bình thường khi cơ đẩy tới thần kinh, các đầu mút thần kinh ly giải một chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetylcholine. Acetylcholine đi đến điểm nối thần kinh cơ và gắn với thụ thể acetylcholine, khi đó sẽ hoạt hóa và sinh ra sự co cơ.
– Trong bệnh nhược cơ, các kháng thể bị block, thay đổi hoặc bị phá hủy các receptors đối với acetylcholine tại điểm nối thần kinh cơ, trong đó ngăn sự co cơ khỏi xảy ra. Các kháng thể này sinh ra bởi hệ thống miễn dịch cơ thể. Do đó, MG là một bệnh tự miễn vì hệ tự miễn thường bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật tấn công cơ thể.
3. Một số thể bệnh nhược cơ:
– Với bệnh nhược cơ, người ta phân ra các thể bệnh như sau:
+ Nhóm I (nhược các cơ vận nhãn), liệt chỉ hạn chế ở các cơ ngoài mắt như cơ nâng mi. Số ít bệnh nhân có liệt các cơ ngoại vi nhưng có nguy cơ tiến triển bệnh nặng. Các triệu chứng thường giảm rất nhanh do đáp ứng tốt với các thuốc kháng cholinesteraze, tỷ lệ tử vong thấp.
+ Nhóm IIa (nhược cơ toàn thân mức độ nhẹ) có tổn thương các cơ sọ, chi và thân mình, cơ hô hấp.
+ Nhóm IIb (bệnh nhân bị nhược cơ toàn thân mức độ vừa) với biểu hiện: nhìn đôi, sụp mi, nói ngọng, nuốt hay bị sặc, nghẹn, ăn uống khó khăn, yếu các chi, không luyện tập được.
+ Nhóm III (nhược cơ đột ngột cấp tính), bệnh diễn biến nhanh với đầy đủ các triệu chứng và đạt mức độ nặng nhất trong 6 tháng. Tổn thương các cơ hô hấp xuất hiện sớm kèm theo yếu các cơ vận nhãn, cơ thân mình và cơ các chi. Hay gặp u tuyến ức. Trái với bệnh nhóm I, ở bệnh nhân nhóm này, các triệu chứng chỉ đáp ứng rất kém với thuốc kháng cholinesterase. Thường có các cơn nhược cơ nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
+ Nhóm IV (nhược cơ muộn), bệnh cảnh lâm sàng nặng nhưng tiến triển từ từ, xuất hiện sau khi bệnh nhân đã có các triệu chứng của nhóm nhược cơ nhẹ từ hai năm trở lên, tỷ lệ bệnh nhân có u tuyến ức của nhóm này cao hơn của nhóm I và II.
– Các giai đoạn của bệnh nhược cơ
Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt.
Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng.
Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng.
Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.
4. Những biểu hiện của bệnh nhược cơ
Các cơ yếu trong bệnh nhược cơ càng tệ hơn khi hoạt động và sẽ cải thiện và hồi phục khi nghỉ ngơi hợp lý. Yếu cơ trên các vùng cơ bị ảnh hưởng có thể gây:
– Khó thở vì các cơ thành ngực bị suy nhược;
– Khó nhai hoặc khó nuốt làm cho người bệnh khó đóng miệng, chai, hay chảy nước dãi;
– Khó leo lên cầu thang, lăn các vật thể hoặc làm tăng thêm vị trí ngồi;
– Khó nói;
– Rũ đầu xuống hoặc cúi gập đầu xuống;
– Liệt mặt hoặc yếu các cơ vùng mặt;
– Suy nhược;
– Tiếng nói thay đổi;
– Yếu các cơ quanh mắt, gây nên triệu chứng nhìn đôi, khó duy trì nhìn chằm chằm, mí mắt rũ xuống.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
S&T