Trầm cảm là một căn bệnh đáng sợ hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều, những cảm xúc tiêu cực buồn rầu chán nản do bệnh trầm cảm mang lại sẽ len lỏi từ từ ăn sâu vào trong tâm hồn của người bệnh, vắt kiệt tâm hồn họ, cho đến khi bệnh nặng hơn họ rất có thể sinh ra ảo giác và tự tử. Vậy thật sự trầm cảm là gì, sức mạnh của nó lớn thế nào mà có thể khiến một người bình thường trở nên cực đoan như vậy?
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài dai dẳng,thất vọng, tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.
2. Những ai thường mắc phải trầm cảm?
Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Trong báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ từ 40-59 tuổi có tỷ lệ trầm cảm cao nhất (chiếm 12,3%).
3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:
- Luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
- Không thể tập trung hay đưa ra quyết định bất cứ việc gì.
- Cảm xúc buồn rầu: người bệnh buồn rầu ,ủ rũ nhìn sự vật xung quanh 1 cách bi quan ảm đạm.
- Tư duy chậm chạp: người bệnh suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng ko nhanh chóng, tự cho mình là thấp kém, có hoang tưởng bị tội , hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng, nghi bệnh có ý tưởng tự sát.
- Vận động ức chế: người bệnh ít hoạt động, ít nói, sững sờ, đờ đẫn, thường hay ngồi lâu một chỗ với nét mặt trầm ngâm suy nghĩ.
- Không tham gia các hoạt động xã hội bình thường.
- Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục.
- Khi bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng nhiều người sẽ có những suy nghĩ dại dột thậm chí có ý định tự tử.
Có trường hợp trầm cảm ko điển hình: đáng lẽ bất động thì người bệnh lại kích động, vật vã lăn lộn khóc lóc kể nể, than phiền với mọi người.
4. Nguyên nhân trầm cảm
Có vài yếu tố được nghĩ là nguyên nhân gây ra trầm cảm:
– Yếu tố sinh hóa:
Sự thiếu hụt 2 chất Serotonin và Norepinephrine trong não được nghĩ rằng sẽ gây ra vài triệu chứng như lo âu, dễ bực tức và mệt mỏi.
– Yếu tố di truyền:
Trầm cảm có thể di truyền. Thí dụ trong trường hợp trẻ sanh đôi cùng trứng, nếu một trẻ bị trầm cảm thì trẻ kia có đến 70% nguy cơ sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống.
– Yếu tố nhân cách:
Những người hay tự đánh giá thấp bản thân, những người dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh bất lợi, những người bi quan thì dễ bị trầm cảm.
– Yếu tố môi trường:
Do hoàn cảnh tác động: mất mát người thân, ly hôn, các mối quan hệ không tốt đẹp, mắc bệnh khó chữa. Những người thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, sự ruồng bỏ, sự lạm dụng hay sự lạm dụng hay sự nghèo khổ thì sẽ dễ bị trầm cảm.
Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng trầm cảm vẫn có thể xuất hiện trong những hoàn cảnh sống khác.
- Stress : Khi bạn gặp quá nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc hay các mối quan hệ, mà những căng thẳng phiền muộn này cứ tích tụ lâu dần không được giải tỏa sẽ gây ra bệnh trầm cảm.
- Bị sốc tinh thần: Có rất nhiều trường hợp người bị bệnh trầm cảm sau khi gặp phải những cú sốc tinh thần mà họ không thể chấp nhận được đã dẫn đến bệnh trầm cảm.
- Phụ nữ sau khi sinh: Đây là đối tượng dễ bị mắc bệnh trầm cảm nhất vì những thay đổi trong cuộc sống, sức khỏe bị sụt giảm và không được chồng san sẻ…
5. Điều trị bệnh trầm cảm
Trầm cảm là loại bệnh nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì tỷ lệ bệnh ổn định khá cao (70-80%). Cần động viên bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị sớm nếu bản thân họ không nhận ra mình đang có các triệu chứng gợi ý đến bệnh trầm cảm hoặc khi bệnh nhân sợ các đồng nghiệp, bạn bè hay người thân sẽ cười chê mình.
Liệu pháp tâm lý
Hay còn được gọi là tư vấn trị liệu. Phương pháp này đã được chứng minh là giúp không ít những bệnh nhân thoát khỏi trầm cảm. Các liệu pháp tâm lý bào gồm liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp tâm lý cá nhân và giải quyết vấn đề. Trong trường hợp trầm cảm nhẹ thì có thể lựa chọn cách chữa đầu tiên, trong những trường hợp nặng hơn có thể sử dụng kết hợp trị liệu tâm lý và dùng thuốc.
- Phương pháp CBT là những buổi trò chuyện riêng giữa hai người là bệnh nhân với bác sĩ hoặc theo nhóm giữa nhiều bệnh nhân với chuyên gia. Họ có thể gặp mặt trực tiếp hoặc chia sẻ qua điện thoại. Với sự phát triển của công nghệ, giờ đây các chuyên gia cũng có thể điều trị thông qua máy tính.
- Liệu pháp tâm lý cá nhân sẽ giúp bệnh nhân xác định được các vấn đề tâm lý bị ảnh hưởng từ các mối quan hệ và xã hội. Từ đó biết được mức độ ảnh hưởng và cách thức để thay đổi.
Dùng thuốc
Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc phổ biến như escitalopram, paroxetine, sertraline, fluoxetine và citalopram. Đây là các chất ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI). Các loại thuốc khác là venlafaxine, duloxeton và bupropion. Các loại thuốc chống trầm cảm này có thể có các tác dụng phụ như:
- Đau đầu, buồn nôn;
- Khó ngủ và căng thẳng;
- Kích động hoặc bồn chồn;
- Gây ra các vấn đề về tình dục.
Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng (đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và những bệnh nhân đang bị kích động) có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tự trước khi thuốc thực sự có tác dụng.
Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.
6. Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm
Trầm cảm thực tế có thể dễ dàng phòng ngừa nếu như chúng ta biết cách thay đổi thói quen sống thật khoa học, lành mạnh.
- Tập thể dục: Cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể thao.
- Đi ra ngoài: Ngay cả khi bạn cảm thấy chản nản cũng nên ra ngoài, việc gặp gỡ nhiều người hay tận hưởng không gian xung quanh cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
- Bớt suy nghĩ: Nếu thấy mệt mỏi, hãy thư giãn đừng suy nghĩ quá nhiều khiến não bộ cảm thấy căng thẳng.
- Nói chuyện nhiều hơn: Hãy trò chuyện với những người mà bạn thấy tin tưởng, chia sẻ cảm xúc với họ.
- Ăn uống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tránh xa chất kích thích
- Ngủ đủ giấc
Điều quan trọng nhất vẫn là bản thân của người bị bệnh trầm cảm phải cố gắng tự vượt qua và áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý, khoa học và kiên trì thì sẽ có cơ hội hết bệnh rất sớm.
Chú ý: Khi bạn có thắc mắc gì về hội chứng trầm cảm hãy gọi điện cho chúng tôi theo số 19006237 để được tư vấn chi tiết.