Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh thận tiết niệuNhững điều cần biết về sỏi thận

Những điều cần biết về sỏi thận

Sỏi thận là “thủ phạm” chính gây ra các bệnh đường tiết niệu và chiếm đa số các ca cấp cứu tại bệnh viện. Ngoài ra, béo phì và nghèo dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em.

Điều bí ẩn

Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng cho rằng có một số người dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có yếu tố di truyền.

Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên, bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài tiết axit – bệnh có yếu tố di truyền).

Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc phẫu thuật tạo hậu môn.

Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi.

Bệnh thận tiết niệu

101 tinh thể tạo nên sỏi thận

Một viên sỏi thận có chứa thành phần chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay methionine.

Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với nhau và hình thành những viên sỏi thận.

Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc, khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra các cơn đau quặn.

Các biểu hiện của sỏi thận

Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.

Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.
Cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.

Tiêu sỏi

Hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, sẽ cần một đơn thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước.

Nếu viên sỏi quá lớn để có thể tự tiêu thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Các cách thường áp dụng là dùng sóng siêu âm hay máy tán sỏi.

Nếu viên sỏi lớn đến mức không thể áp dụng hai cách trên thì sẽ phải phẫu thuật.

Phòng sỏi thận như thế nào?

Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.

Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.

S&T

Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh thận tiết niệu cần giải đáp hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 19006237 để nhận được sự tư vấn cần thiết.

Tags: Tu van suc khoe , xuat tinh som

RELATED ARTICLES

4 BÌNH LUẬN

  1. tôi năm nay 50 tuổi, bị bệnh sỏi thận cách đây 2 năm ,xin hỏi bác sĩ cách điều trị và chế độ ăn uống,có phải ăn kiêng gì không ạ?xin chân thành cảm ơn!

    • Chào Vinh,
      Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm canxi oxalat, calci phosphat và calci oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvit, sỏi acid uric, sỏi cystin.

      Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, thật sự không phải vậy.

      Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci. Nhiều người ăn uống kham khổ kiêng cữ calci vẫn bị sỏi thận, ngược lại nhiều người uống nhiều sữa, ăn nhiều tôm cua nhưng đâu có bị sỏi thận.

      Vậy chế độ ăn uống như thế nào ở một người đã từng có sỏi thận để tránh bị tái phát? Dưới đây là 7 điều cần ghi nhớ về chế độ ăn mà các bác sĩ thường dặn dò:

      1. Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất trong 7 điều): Nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ ngày. Đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

      2. Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.

      3. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.

      Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

      4. Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, sô cô la, bột cám, ngũ cốc, rau muống…

      5. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

      6. Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

      7. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

      Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa calci niệu do tăng thải calci từ xương, do tăng hấp thu calci từ ruột, và do thận, đa oxalat niệu nguyên phát hoặc do ăn uống, đa uric niệu
      Em hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể.
      Chúc em và gia đình sức khoẻ!
      BS Tổng đài 19006237

  2. toi nam nay 25t thuong dau o that lung va ben suon hong ,phai di tieu mau vang dam va kem theo nhieu can mau trang duc .toi muon hoi do la trieu trung cua benh soi than phai khong

    • Chào bạn Kimoanh,
      Dầu hiệu đau thắt lưng và bên sườn hông, nước tiểu đậm là những triệu chứng hay gặp của sỏi đường tiết niệu, có thể là sỏi thận, sỏi niệu quản,…Sỏi đường tiết niệu rất hay gây biến chứng nhiễm trùng đường tiểu. Bạn có triệu chứng nước tiểu đục, rất có khả năng bạn có kèm theo bị nhiễm trùng đường tiểu. Bạn cần phải đi khám tại các cơ sở y tế để được tham khám kĩ hơn và làm các xét nghiệm chuyên khoa như siêu âm ở bụng, chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để được chẩn đoán xác định và có kế hoạch điều trị bạn nhé.
      Bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thế.
      BS tổng đài 19006237

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT