Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh thận tiết niệuCách khắc phục tiểu đêm ở người cao tuổi

Cách khắc phục tiểu đêm ở người cao tuổi

Tiểu đêm ở người cao tuổi vốn được coi là vấn đề bình thường với người cao tuổi, tuy nhiên nếu không tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời thì nó cũng sẽ trở thành vấn đề vô cùng phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, về lâu về dài sẽ trở thành hệ lụy của nhiều căn bệnh khác.

Tiểu đêm ở người cao tuổi
                               Tiểu đêm ở người cao tuổi

1. Định nghĩa chứng tiểu đêm.

Ở người cao tuổi, nhiều chức năng sinh lý có sự thay đổi đáng kể và sự thay đổi chức năng sinh lý ở người cao tuổi cũng tùy thuộc vào từng người khác nhau. Trong các loại chức năng sinh lý thay đổi đó thì chứng tiểu đêm ở người cao tuổi rất hay gặp. Tiểu nhiều có thể là về thể tích (đa niệu, tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ) hoặc về số lần đi tiểu (tiểu thường xuyên). Người bình thường có thể đi tiểu 4-8 lần/ngày. Nếu đi tiểu trên 8 lần/ngày hoặc phải thức giấc để đi tiểu hơn 1 lần trong đêm thì được xem là tiểu nhiều.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, chứng tiểu đêm được hiểu là tình trạng một người phải tỉnh dậy một lần hoặc nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu trong một thời gian dài. Càng có tuổi thì tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm càng cao (độ tuổi 20-50 là khoảng 5 -15% và lên tới trên 50% người ở độ tuổi từ 70 trở lên).

2. Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi

Tiểu đêm ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chức năng sinh lý bị suy giảm nhưng cũng có thể là do bệnh lý.

Theo quan điểm của tây y, chứng tiểu đêm ở nam giới có thể do phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt… chứng tiểu đêm ở nữ giới có thể liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung. Nhưng  cũng có nguyên nhân chung ở cả 2 giới như:

  • Cơ chế ức chế của não đối với phản xạ ở bàng quang bị suy giảm, tính nết, hành vi của người cao tuổi trở nên giống con trẻ.
  • Xuất hiện sự phì đại ở tuyến tiền liệt với các u lành (phì đại tuyến tiền liệt thường do u lành, hiếm gặp u ác tính).
  • Các bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận, các bệnh thận mãn tính, rối loạn chức năng bàng quang, tăng tạo nước tiểu về đêm, hẹp bàng quang bẩm sinh, rối loạn phản xạ thần kinh bài niệu ở bàng quang…
  • Do sử dụng các thuốc lợi niệu, chẹn kênh canxi, cà phê, chè đặc…Các thuốc lợi tiểu dùng để chữa bệnh tăng huyết áp và bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan cũng là nguyên nhân gây ra tiểu nhiều.
  • Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim, rối loạn giấc ngủ.
  • Dùng các chất ngọt nhân tạo, cà phê, rượu bia và thực phẩm có tác dụng lợi tiểu; nước chứa chất ngọt, đường nhân tạo và chất citrus trong trái cây có tác dụng kích thích bàng quang gây tiểu nhiều hơn.

3. Tác hại của đi tiểu đêm

Đối với người cao tuổi, tiểu đêm là một hiện tượng hay gặp. Thông thường người cao tuổi ít ngủ hơn (thời gian của giấc ngủ ngắn), thường đi ngủ sớm nhưng thức dậy cũng sớm. Ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại, đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ gây cho người cao tuổi mất ngủ, đây là một vòng luẩn quẩn. Tình trạng mất ngủ chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi, khó tập trung làm giảm hiệu suất công việc, thậm chí có thể dẫn đến trạng thái sa sút trí tuệ, trầm cảm…, là nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác về tim mạch và thần kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ…

4. Cách khắc phục tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi

Với những người cao tuổi không mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến… thì hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối, đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải…, hạn chế uống nước, bia nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn. Trước khi lên giường đi ngủ buổi tối luôn luôn nhớ đi tiểu. Đối với những trường  hợp người cao tuổi mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm rất phiền toái cho người bệnh. Những bệnh như tiểu đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm. Người cao tuổi nên tập thể dục nhẹ nhàng tạo thành thói quen trước khi đi ngủ buổi tối để giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn làm quên đi việc phải đi tiểu đêm. Không nên ngủ với không khí lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT