Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTThụt rửa âm đạo nên hay không?

Thụt rửa âm đạo nên hay không?

Từ ” thụt rửa – Douching” có nghĩa là rửa hoặc ngâm bằng tiếng Pháp. Thụt rửa nghĩa là rửa hoặc làm sạch âm đạo (ống sinh sản) với nước hoặc các hỗn hợp chất lỏng khác. Nhất thụt rửa âm đạo là hỗn hợp đóng gói sẵn như thuốc sát khuẩn, dung dịch tạo mùi… Bạn có thể mua các sản phẩm này tại các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị .

Thụt rửa âm đạo có nguy hiểm không?
                               Thụt rửa âm đạo có nguy hiểm không?

Tại sao phụ nữ thụt rửa?

Phụ nữ thụt rửa âm đạo vì họ nhầm tưởng nó mang lại nhiều lợi ích. Phụ nữ thụt rửa âm đạo nói rằng họ làm điều đó để:

  • Làm sạch âm đạo
  • Rửa sạch máu sau khi có kinh nguyệt
  • Loại bỏ tình trạng mùi hôi
  • Phòng  lây nhiễm các bệnh lây qua đường tránh đường tình dục (STI)
  • Ngăn ngừa mang thai.

Thụt rửa âm đạo thường gặp ở phụ nữ ở Hoa Kỳ và hiện nay cũng có một số lượng nhiều người phụ nữ của chúng ta cũng bắt đầu động tác này. Người ta ước tính rằng 20 đến 40 phần trăm phụ nữ Mỹ từ 15 đến 44 tuổi thụt rửa âm đạo thường xuyên. Khoảng một nửa số những người phụ nữ thụt rửa âm đạo mỗi tuần.

Thụt rửa âm đạo có an toàn không?

Hầu hết các bác sĩ và các trường Cao đẳng Sản Phụ Khoa Mỹ  (ACOG) khuyến cáo rằng phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo. Thụt rửa âm đạo có thể thay đổi sự cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo (sinh vật sống trong âm đạo) và nồng độ axit trong âm đạo bình thường. Một cách dễ hiểu là trong âm đạo chủ yếu là các vi sinh vật có lợi. Sự cân bằng của các vi khuẩn giúp duy trì một môi trường axit trong âm đạo đây là một tấm lá chắn đối với các vi sinh vật gây bệnh. Bất kỳ thay đổi có thể tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại dẫn đến một nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn âm đạo . Thêm vào đó, nếu bạn có một nhiễm trùng âm đạo, thụt rửa có thể đẩy các vi khuẩn gây nhiễm trùng vào sâu các cơ quan bên trong như  thành tử cung, vòi trứng  và buồng trứng. Hành động này làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.

Những nguy hiểm liên quan đến thụt rửa là gì?

Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thường xuyên thụt rửa âm đạo có vấn đề sức khỏe hơn những phụ nữ không làm hành động này. Các bác sĩ vẫn không chắc chắn liệu thụt rửa gây ra những vấn đề này hay không. Tuy nhiên, thụt rửa âm đạo thường phổ biến hơn trong nhóm phụ nữ có xu hướng có những vấn đề  liên quan tới viêm nhiễm phụ khoa.

Tôi có nên thụt rửa để làm sạch âm đạo của tôi?

Trường Cao đẳng sản phụ khoa ở Mỹ cho rằng phụ nữ nên tránh thụt rửa âm đạo. Trong hầu hết các trường hợp môi trường axit của âm đạo “làm sạch” trong âm đạo. Nếu có một mùi mạnh hoặc kích thích âm đạo tức là bạn đang có một nhiễm khuẩn hay gặp một vấn đề gì đó . Thụt rửa âm đạo có thể làm tăng nguy cơ bạn bị nhiễm trùng. Bạn chỉ nên thụt rửa âm đạo theo chỉ định của bác sĩ.

Cách tốt nhất để làm sạch âm đạo của tôi là gì?

Hầu hết các bác sĩ nói rằng tốt nhất là để cho âm đạo của bạn tự làm sạch. Âm đạo làm sạch một cách tự nhiên bằng cách tiết ra các chất nhầy. Chất nhầy rửa sạch máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo . Bạn nên biết rằng ngay cả khi khỏe mạnh, âm đạo sạch sẽ vẫn có thể có mùi nhẹ.

Giữ cho bên ngoài của âm đạo của bạn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách rửa thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng nhẹ khi bạn tắm. Bạn cũng nên tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm, tấm lót, bột và thuốc xịt. Những sản phẩm này có thể làm tăng cơ hội của bạn bị nhiễm trùng âm đạo.

Thụt rửa âm đạo có nguy hiểm không?
                                          Thụt rửa âm đạo có nguy hiểm không?

Tôi có nên thụt rửa âm đạo để thoát khỏi âm đạo bị đau, ngứa, hoặc rát?

Các bạn không bao giờ nên thụt rửa âm đạo để cố gắng làm hết mùi âm đạo , chảy mủ, đau , ngứa , hoặc rát. Thụt rửa âm đạo sẽ chỉ che đậy mùi hôi và làm cho các vấn đề khác tồi tệ hơn. Khi có các triệu chứng này bạn cần ngay đến những tư vấn, khám, xét nghiệm chuyên khoa:

  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
  • Tiết dịch nhiều, có màu trắng, hoặc màu vàng-xanh có hoặc không có mùi
  • Cảm giác rát,nóng đỏ, và sưng trong hoặc xung quanh âm đạo
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ

Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn không thụt rửa âm đạo trước khi có sự chỉ định của bác sĩ. Việc thụt rửa âm đạo có thể làm sai lệch chẩn đoán bệnh và làm sai lệch các xét nghiệm.

Có thể thụt rửa sau khi quan hệ tình dục ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)?

Đó là một quan niệm sai lầm!. Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục là không quan hệ tình dục. Nếu bạn quan hệ tình dục, cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh LTQĐTD là thực hành tình dục an toàn:

  • Chung thủy:  Quan hệ tình dục chỉ với 1 đối tác đã được thử nghiệm cho các bệnh LTQĐTD và không bị nhiễm bệnh.
  • Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Tránh tiếp xúc với tinh dịch, máu, dịch âm đạo, và các vết loét trên bộ phận sinh dục của bạn tình.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT