Tiến sĩ David Conway tại Trường đại học Glasgow (Anh) là trưởng nhóm nghiên cứu trên cho biết: “Chúng tôi phát hiện rằng việc lạm dụng nước súc miệng quá mức từ 3 lần trở lên trong ngày làm tăng rủi ro ung thư”
Nghiêm cứu sử dụng nước súc miệng không tốt.
Theo ông Conway, mặc dù nha sĩ có thể kê đơn dùng nước súc miệng cho một số trường hợp đặc biệt, nhưng nếu họ không kê đơn thì bạn chỉ cần đánh răng đều đặn bằng kem đánh răng chứa flour kết hợp kiểm tra đầy đủ sức khỏe răng miệng là đã đủ.
khoảng 85% người sử dụng nước súc miệng vì hơi thở họ có mùi hôi. Mặc dù nước súc miệng tốt hơn so với kem đánh răng cho hơi thở hôi do các thành phần được dễ dàng hơn xâm nhập vào tất cả những ngõ ngách trong miệng. Tuy nhiên, nước súc miệng sẽ không chữa hôi miệng, nó sẽ chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn. “Để điều trị hôi miệng, bạn cần sự giúp đỡ của nha sĩ để xác định vị trí các vùng vi khuẩn có thể ẩn nấp và giải quyết triệt để”,
Nước súc miệng hiện nay có nhiều hình thức khác nhau. Nhiều nhất là loại có chứa cồn (21-26%). Cồn thường giúp các thành phần chống vi khuẩn hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu trước đây, loại này ít nhiều liên quan đến ung thư miệng.
Một số loại khác không chứa cồn, thay vào đó sử dụng các tác nhân kháng khuẩn khác như cetylpyridinium clorua, các loại tinh dầu… Đối với các bệnh về lợi xảy ra khi mảng bám tập hợp xung quanh nướu răng, nên dùng các nước súc miệng có chứa chlorhexidine. Chất này tấn công các vi khuẩn và tạo ra một lá chắn bảo vệ chống lại sự tích tụ mảng bám.
Nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn (acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor…) pha chế dưới dạng dung dịch. Khi mua nước súc miệng, bạn cần kiểm tra hàm lượng cồn. Cồn có tác dụng làm cho hơi thở thơm tho nhưng nếu lượng cồn quá lớn thì đó có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị khô khoang miệng
Chất cồn có trong nước súc miệng được cho là giúp các chất gây ung thư như nicotin thấm vào niêm mạc miệng. Ngoài ra, nó cũng có thể sản xuất một chất gọi là acetaldehyde – một chất gây ung thư có thể tích tụ xung quanh miệng.
Nước súc miệng cũng không sử dụng cho trẻ em vì trẻ có thể nuốt vào bụng, nếu lượng lớn có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Mặt khác, tính hiệu quả của nước súc miệng còn tùy thuộc vào cách sử dụng chúng vì khi dùng không đúng cách thì không có tác dụng. Chẳng hạn nước súc miệng chứa fluoride nhằm ngăn ngừa sâu răng mà lại sử dụng với mục đích loại bỏ những mảng bám ở răng sẽ không có kết quả.
Khi sử dụng nước súc miệng cũng có thể có những tác dụng phụ như ố răng, làm hỏng những mảng trám răng, rối loạn vị giác, nha chu, kích ứng miệng lưỡi… Vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng nước súc miệng, điều cốt yếu là chải răng đều đặn và đúng cách, thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa là cách an toàn nhất để chăm sóc và bảo vệ răng.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.