Trang chủTư vấn sức khỏeNguyên nhân và điều trị sâu răng

Nguyên nhân và điều trị sâu răng

Sâu răng gây không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ mà còn làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Nếu không được phát hiện kịp thời dễ dàng dẫn tới tình trạng ăn mòn vào tủy gây đau nhức.

1. Sự hình thành sâu răng

Vi khuẩn thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tùy thuộc vào hình thức chế biến đặc, lỏng hay loãng hay ngọt

Sau khi ăn xong vi khuẩn trong thức ăn còn xót lại dính trên răng kết dính với nước bọt sẽ trở thành mảng bám trên răng, chúng chỉ “chực chờ” bạn ăn thức ăn từ tinh bột và đường để sản xuất ra acid ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng, từ đó các lỗ sâu răng sẽ hình thành.

Các nguyên nhân gây bệnh sâu răng:

Nguyên nhân sâu răng
Nguyên nhân sâu răng

Do đường: Người ta đã chứng minh được rằng thức ăn có nhiều đường sẽ ảnh hưởng tới sâu răng, những người ăn chủ yếu là mỡ và thịt lại rất ít bị sâu răng.

Do vi khuẩn: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng vi khuẩn trong miệng chính là nguyên nhân gây sâu răng:
– Vi khuẩn trong miệng tập trung ở các mảng bám răng hay cao răng, các mảng bám răng có tới 70% là trọng lượng vi khuẩn. Các mảng bám răng là các mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh sạch sau 24h sẽ liên kết với các vi khuẩn tạo thành, các mảng bám răng không được vệ sinh sau 14 ngày sẽ tạo thành cao răng.
– Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy đường thành axit lactic gây tiêu canxi ở men răng, từ đó gây sâu răng.

Do răng: chất lượng men răng và ngà răng phụ thuộc vào hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ, trong đó đặc biệt là canxi, ngoài ra chất fluor có tác dụng bảo vệ men răng rất tốt, những người có chất lượng men răng và ngà răng tốt sẽ ít có nguy cơ bị sâu răng hơn những người khác.

2. Triệu chứng bệnh sâu răng

Được chia ra làm 3 giai đoạn: sâu men S1, sâu ngà nông S2, sâu ngà sâu S3, trong đó mỗi giai đoạn lại có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Sâu men(kí hiệu S1):
– Giai đoạn này mới chớm sâu răng, nên hầu như không có cảm giác đau răng ê buốt răng khi bị ăn nóng lạnh, chua ngọt.
– Trên bề mặt răng có điểm đổi màu men răng (trắng đục như nước vo gạo hoặc vàng nâu).

Sâu răng
Sâu răng

Sâu ngà nông(kí hiệu là S2):
– Khi bị kích thích nóng lạnh chua ngọt thì cảm thấy ê buốt ở răng sâu, nhưng khi dừng kích thích này thì hết ê buốt ngay.
– Tại lỗ răng sâu có ngà mủn, màu vàng hoặc nâu đen, độ sâu của lỗ sâu < 2mm.

Sâu ngà sâu(kí hiệu là S3):
– Cảm thấy ê buốt khó chịu khi bị kích thích ăn nóng lạnh, chua ngọt, ê buốt kéo dài sau khi ngừng kích thích khoảng 30 giây – 1 phút.
– Lỗ sâu sâu từ 2-4 mm, nạo lỗ sâu thấy ê buốt và có nhiều ngà mủn.

3. Quá trình tiến triển và hậu quả của sâu răng

Vi khuẩn hoạt động dưới mảng bám răng phân hủy và lên men chất đường thành axit, axit phá hủy men răng tạo thành màu trắng đục như nước vo gạo hoặc màu vàng nâu (đây là giai đoạn đầu sâu men).

Nếu không được điều trị đúng và kịp thời thì axit tiếp tục phá hủy lớp ngà răng tạo thành lỗ sâu (sâu ngà nông), sau đó lỗ sâu ngày càng sâu và rộng ra (giai đoạn sâu ngà sâu).

Khi phá hủy qua lớp ngà, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy, nếu tiếp tục không được điều trị dẫn tới tủy chết vi khuẩn lan tới cuống răng gây ra viêm quanh cuống răng.

Sâu răng khiến răng bạn cực kỳ đau buốt do tủy răng bị tổn thương, nếu không điều trị tủy răng kịp thời gây ra viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng (mủ trong răng) .

Sâu răng còn là nguyên nhân gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm trên. Với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Ngoài nhưng hậu quả trên sâu răng còn gây ra chứng hôi miệng. Hôi miệng làm mất điểm nghiêm trọng trong giao tiếp, có khi làm tan vỡ nhiều mối quan hệ trong công việc

4. Các biện pháp điều trị sâu răng

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đó hàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Điều trị sâu răng
Điều trị sâu răng

Đặc điểm của lỗ sâu là không có khả năng tự tái tạo và phục hồi nên để điều trị sâu răng chỉ có biện pháp duy nhất đó là hàn lỗ sâu:

Đối với sâu men và sâu ngà nông: điều trị hàn vĩnh viễn bằng chất hàn cement, amalgan, composite, tùy theo từng loại răng.

Đối với sâu ngà sâu gồm 2 bước:
– Hàn theo dõi (Euzenat): sau 3-6 tháng mà không có phản ứng gì thì hàn vĩnh viễn, còn nếu bệnh nhân thấy đau thì cần phải tiến hành diệt tủy.
– Hàn vĩnh viễn: bằng chất hàn cement, amalgan, composite, tùy theo từng loại răng.

Giáo dục vệ sinh răng miệng sạch sẽ:
– Đưa việc giáo dục vệ sinh răng miệng vào trường học, nhất là các trường mẫu giáo, các trường tiểu học, tạo phản xạ đánh răng sau khi ăn và đánh răng có hiệu quả.
– Các tuyến y tế cơ sở tích cực tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng cho tất cả mọi người về phương pháp đánh răng, phương pháp dùng chỉ tơ nha khoa, phương pháp súc miệng.

Giáo dục hạn chế ăn đường: tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho mọi người nên hạn chế ăn đường, ăn vặt, trẻ em không cho ăn kẹo, ăn bánh ngọt hoặc ngậm kẹo trước khi đi ngủ.

Phòng chống sâu răng bằng Fluor:
– Sử dụng nước uống, muối ăn, kem đánh răng hay nước súc miệng có nồng độ Fluor 0.2 %.
– Y tế cơ sở cùng các ban ngành nên thường xuyên kiểm tra nước sử dụng nếu không đủ nồng độ Fluor 0.2% thì nên có phương pháp bổ sung.

Khám định kì:
– Tổ chức khám sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các tổn thương và có biện pháp điều trị thích hợp.

Mọi vấn đề về sức khỏe, tâm lý, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT