Trang chủUncategorizedBệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh  mạch chân là một bệnh lí hay gặp ở độ tuổi trung niên trở lên,gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, bệnh gây cản trở rất lớn tới việc vận động,đi lại và sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguyên nhân gì gây nên?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn có tên gọi khác như giãn tĩnh mạch chi dưới hoặc suy tĩnh mạch mạn tính.…là một hiện tượng bệnh lí do các van trong lòng tĩnh mạch bị hở, khiến dòng máu trong tĩnh mạch chảy ngược lại chiều thông thường, dẫn đến tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và kéo giãn các thành tĩnh mạch. 

Nguyên nhân gây bệnh khá nhiều: do tuổi tác, do thói quen ít vận động,béo phì,do tác dụng phụ của thuốc, hoặc do cơ địa có chức năng thành mạch yếu, hoặc gặp ở phụ nữ mang thai…

Triệu chứng của bệnh?

Khi bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể thấy xuất hiện ở chân những đám tĩnh mạch nổi cộm ngoăn ngoèo,có màu xanh hoặc tím,thậm chí có thể nhìn thấy ngay dưới bề mặt da.

Người bệnh thường có cảm giác mỏi chân, nặng chân,có thể đau buốt,khiến việc đi lại khó khăn ,đứng lên, ngồi xuống cũng bị hạn chế. Ngoài ra còn có thể xuất hiện tình trạng tê chân,kim chích, chuột rút… 

Về sau các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các màng loạn dưỡng trên da, các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn… và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, trong lòng mạch xuất hiện những cục thuyên tắc cứng.

Người bệnh có thể xuất hiện viêm loét tại chỗ do tì đè lâu vào những búi tĩnh mạch,hoại tử,xơ cứng khớp do hạn chế vận động.

Điều trị bệnh như thế nào?

Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm,tuy nhiên nếu không điều trị và theo dõi chặt chẽ có thể gây viêm nhiễm, hoại tử.

Phương pháp điều trị bệnh:

-Không ngồi hoặc đứng quá lâu; nếu công việc bắt buộc phải ngồi lâu thì nên duỗi thẳng chân, nhịp chân hoặc đá chân xen kẽ kết hợp nhón gót; nếu công việc buộc bạn phải đứng lâu thì nên thay đổi tư thế đứng như chùn một chân. Nên mang giày mềm và gót thấp, hạn chế bắt chéo chân, không mặt quần quá chật, thư giãn nghỉ ngơi và kê chân cao hơn người khi ngủ khoảng 15cm,  … sẽ giúp tĩnh mạch thực hiện quá trình đưa máu về tim thuận lợi hơn.

Mang vớ y khoa nhằm giảm thiểu phù nề và đau đớn. Vớ y khoa hoạt động trên cơ chế dùng áp lực của sợi vải tác động lên đôi chân, giúp các van trong tĩnh mạch khép kín lại, ngăn chặn dòng máu chảy ngược.Do đó, khi chọn mua sản phẩm vớ y khoa cần chú ý độ áp lực và vòng chân sao cho thích hợp nhất. Mang vớ quá rộng hay quá chật dẫn đến hiệu quả điều trị bệnh không cao.

Người bệnh cũng cần chú ý tới việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ,tăng đề kháng cho cơ thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT