Trang chủBệnh truyền nhiễmBỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG NGUY HIỂM CHO TRẺ

BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG NGUY HIỂM CHO TRẺ

Bệnh tay – chân – miệng là một bệnh truyền nhiễm lấy qua đường tiêu hóa, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặt biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh thường diễn ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, phần lớn là nhẹ nhưng cũng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy nếu con bạn đang ở độ tuổi đi học nhà trẻ, mẫu giáo thì bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức về bệnh tay – chân – miệng để con bạn luôn khỏe mạnh, sau đây là những kiến thức cần biết.

  • Nguyên nhân gây bệnh tay – chân – miệng là gì?
    Bệnh tay – chân – miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, do các tác nhân đường tiêu hóa gây nên thường gặp là Coxsackie virus A16Enterovirus 71. Biểu hiện chính là tổn thương trên da, dạng ban đỏ và phỏng nước ở những vị trí đặc biệt của cơ thể như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, da quanh miệng, niêm mạc trong vòm miệng họng.
  • Nhận biết về bệnh tay – chân – miệng

– Khởi đầu trẻ bắt đầu sốt nhẹ, quây khóc, biếng ăn, đi ngoài phân lỏng.
Nổi ban: dạng phỏng nước dưới nền ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, quanh miệng và niêm mạc miệng họng, phân bố rải rác không tụ lại thành từng chùm.
Loét miệng: thường trẻ biếng ăn, không thể ăn được, trẻ lớn thì phàn nàg đau trong miệng, có thể thấy các vét loét đỏ đáy bẩn ở các vị trí niêm mạc trong khoang miệng

  • Bệnh tay – chân – miệng có thất sự nguy hiểm cho trẻ không?
    Câu trả lời là có. Bệnh tay – chân – miệng có thể diễn biến từ từ với những tổn thương trên da và niêm mạc nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng đối với trẻ.
    Biến chứng thần kinh
    Virus gây ra bệnh tay – chân – miệng có thể gây viêm não, viêm màng não, viêm não tủy với các dấu hiệu như co giật, lơ mơ, nôn vọt, rung giật, yếu liệt một bộ phận não đó của cơ thể.
    – Biến chứng tim mạch
    Có thể gây nên viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, ngừng tuần hoàn.
    Với các dấu hiệu: mạch nhanh, thường trên 130 lần/phút, khó thở, tụt huyết áp, ngừng tim.
  • Khi nào trẻ cần đến bệnh viện?
    Khi trẻ có sốt, tổn thương bọng nước trên da như đã nói kèm theo trẻ giật mình khi ngủ hoặc sốt cao trên 39 độ C thì các mẹ nên đưa cháu đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
  • Trẻ nên điều trị ở nhà khi nào, và điều trị như thể nào?


Nếu trẻ có các dấu hiệu: sốt nhẹ và vừa, có tổn thương trên da và niêm mạc nhưng không có giật mình khi ngủ thì trẻ có thể điều trị tại nhà.

  • Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ
  • Hạ sốt khi sốt cao bằng paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/lần uống mỗi 6 giờ.
  • Vệ sinh răng miệng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn cho trẻ.
  • Nghỉ ngơi tránh kích thích
  • Tái khám 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
  • Phòng bệnh tay – chân – miệng bằng cách nào?

Hiện chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu
Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, sau tiếp xúc phân, nước bọt.

Rửa sạch đồ chới, vật dụng, sàn nhà

Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Trẻ bị bệnh nên ở nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 -1 4 ngày đầu của bệnh.

Bệnh tay – chân – miệng là bệnh phổ biến dưới 5 tuổi, bệnh dễ lây lan nhanh ở những nơi tập trung đông như trường mầm non, mẫu giáo, khu vui chơi. Vệ sinh tay thường xuyên cho trẻ là một cách đơn giản và vô cùng hiệu quả để phòng lây nhiễm cho trẻ khi trẻ đến lớp, hãy hướng dẫn trẻ cách rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn tay, hoặc bằng xà phòng ngay khi có thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT