Trang chủTIM MẠCHNhững điều bạn cần biết về bệnh hở van 3 lá

Những điều bạn cần biết về bệnh hở van 3 lá

Bệnh hở van 3 lá có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được chú ý phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của hở van tim 3 lá có thể không biểu hiện rõ gây khó khăn trong việc nhận biết sớm. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh hở van 3 lá.

1. Hở van 3 lá là gì?

Hở van 3 lá hay còn gọi là hở van tim 3 lá, là tình trạng van giữa hai bên buồng tim bên phải (tâm thất phải và tâm nhĩ Phải) không đóng đúng cách, dẫn đến tình trạng máu chảy ngược từ tâm thất phải vào tâm nhĩ phải (trào ngược van 3 lá). Trào ngược van 3 lá có thể là hậu quả của bệnh tim bẩm sinh hoặc có thể xảy ra bất thường van, gây ra bởi nhiều nguyên nhân.

2. Nguyên nhân của bệnh hở van 3

Bệnh hở van 3 lá hay các bệnh van tim nói chung có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

  • Do bẩm sinh: Điều này có nghĩa là van bị lỗi ngay khi còn ở bào thai, thường gặp ở van động mạch chủ. Khuyết tật van tim bẩm sinh thường được chẩn đoán sớm.
  • Do bệnh cơ tim: Bệnh lý này có thể mắc từ trước khi sinh hoặc là biến chứng của bệnh khác trong quá trình phát triển, như sốt do virut hay viêm nội tâm mạc. Bệnh cơ tim làm thay đổi cấu trúc tim làm giãn các buồng tim và gây hở van.
  • Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim làm tổn thương dây chằng van và gây hở van, thường gặp ở van hai lá và van động mạch chủ.
  • Do tuổi cao: Khi có tuổi, van tim trở nên kém linh hoạt, dễ bị rách, dễ bị mảng bám canxi tại van (vôi hóa van tim) làm van bị dày lên và xơ cứng, hạn chế lưu lượng máu đi qua.
  • Do bệnh thấp tim: Tổn thương van tim do liên cầu khuẩn còn được gọi là bệnh thấp tim, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5-15 tuổi và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh van tim ở nước ta. Thấp tim làm cho van bị dày dính, co kéo hoặc vôi hóa hay khít hẹp lâu ngày dẫn đến đóng không kín gây tình trạng hẹp – hở van, thường gặp nhất là van hai lá và van động mạch chủ.
  • Do sa van hai lá: Sa van hai lá xảy ra khi van nằm giữa buồng tim trên và buồng tim dưới bên trái đóng không đúng cách, nó lồi lên vào trong buồng tim phía trên (nhĩ trái). Nguyên nhân do tổn thương dây chằng van.

3. Các mức độ hở van 3 lá

Hình ảnh có liên quan

Hiện nay, các tài liệu y khoa chuyên ngành tim mạch thường chia hở van 3 lá thành các mức độ như sau:

  • Hở van 3 lá 1/4: Thường là hở van sinh lý, không cần điều trị.
  • Hở van 2 lá 1.5/4 và hở van 2 là 2/4: Đây là mức độ hở van trung bình. Chưa cần điều trị nhưng cần tái khám định kỳ để theo dõi.
  • Hở van 3 lá 3/4: Mức độ hở van nặng, càng triệu chứng có thể rất nặng nề, người thậm chí cảm thấy khó thở, mệt mỏi, không nằm gối đầu thấp, khó khăn khi đi lại hoặc làm việc
  • Hở van 3 lá 3.5/4 và hở van 3 là 4/4: Mức độ hở van nặng nhất, nếu không còn đáp ứng với thuốc điều trị, bạn sẽ được khuyên mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

4. Các triệu chứng bệnh hở van 3 lá

Đối với những người hở van tim dưới 2/4 thì thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn bị hở van tim có kèm theo tăng áp động mạch phổi hoặc tăng huyết áp, hở van gây biến chứng, thì bạn có thể có các triệu chứng bệnh sau:

  • Giảm khả năng gắng sức: Khó khăn khi làm việc nhà, leo cầu thang, đi bộ hoặc làm các công việc đơn giản khác.
  • Người thường xuyên mệt mỏi.
  • Giảm lượng nước tiểu.
  • Phù mắt cá chân, bụng hoặc phù toàn thân.
  • Nhịp tim bất thường gây cảm giác lo lắng, hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Gan to.
  • Tĩnh mạch cổ đập mạnh.

5. Những ai có nguy cơ bị hở van 3 lá?

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ bị hở van tim 3 lá, được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính gồm hở van tim 3 lá bẩm sinh và hở van tim do các bệnh lý mắc phải.

Bệnh hở van tim do hậu thấp trước kia là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu tại các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nghĩa là sau khi bị thấp khớp, thấp tim mới dẫn tới hở van. Ngoài ra ở người cao tuổi, van tim có thể bị thoái hóa dần theo thời gian cũng làm tăng nguy cơ hở van tim 3 lá nói riêng và những chứng bệnh hở van tim nói chung.

Ngoài ra còn có các bệnh lý có thể gây hở van tim 3 lá, chẳng hạn như thiếu máu (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim…); giãn nở cơ tim; phình động mạch chủ, viêm nội tâm mạc…

Để sống khỏe mạnh với bệnh hở van tim 3 lá không chỉ là việc bạn dùng thuốc, phẫu thuật, mà chính những thay đổi nhỏ từ lối sống, chế độ ăn lại có những ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả điều trị.

Đọc thêm:

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT