Trang chủTIM MẠCHTriệu chứng cao huyết áp

Triệu chứng cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh gì?

 Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao dẫn đến huyết áp bị tăng cao. Sự gia tăng này gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành,, nhồi máu cơ tim,…

  Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

Ai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp?

  • Tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp tăng cùng với tuổi, nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên.
  • Thừa cân béo phì: Người thừa cân BMI ≥ 23, nam vòng bụng ≥ 90 cm, nữ vòng bụng ≥ 80 cm.
  • Người hay sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyết áp.
  • Ăn nhiều muối, ít rau quả.
  • Ít hoạt động thể lực.
  • Căng thẳng tâm lý
  • Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường…
  • Tiền sử bệnh trong gia đình: Nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia đình đã có người bị tăng huyết áp.

Triệu chứng cao huyết áp là gì ?

Triệu chứng cao huyết áp thường diễn biến thầm lặng, ít khi biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà gây ra thì rất nặng nề. Nhiều người khi đi khám một bệnh khác hoặc khám định kỳ mới phát hiện cao huyết áp, trong khi trước đó không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tăng huyết áp nào. Chính vì vậy mà THA còn được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”.

Khi huyết áp tăng cao, bạn sẽ bị một số triệu chứng cao huyết áp điển hình như:

  • Đa số trường hợp có thể có các triệu chứng cao huyết áp thoáng qua, như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,…
  • Một số bệnh nhân khác có biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn, chẳng hạn như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng.
  • Ngoài ra huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào.
  • Tình trạng bệnh có thể đang ở giai đoạn nguy hiểm khi mà người bệnh lên cơn đột quỵ hoặc đau tim đầu tiên.

Ngoài các triệu chứng cao huyết áp ở trên, cách chắc chắn nhất để biêt bạn có bị cao huyết áp hay không, đó là thông qua việc kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên. Bạn có thể thực hiện công việc này tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được phục vụ.

Cách đọc chỉ số huyết áp?

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, một người bị cao huyết áp khi có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥90 mmHg.

Phân độ cao huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:

  • Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84 mmHg.
  • Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

Tần suất kiểm tra sức khỏe định kỳ được các bác sĩ khuyến cáo là 6 tháng / lần để theo dõi chỉ số huyết áp cũng như được điều trị huyết áp sớm nhất khi phát hiện bệnh.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT