Bệnh ngoài da zona là bệnh gây nên do virut có ái tính với tế bào da và dây thần kinh ngoại biên. Về kháng nguyên và khả năng phát triển trên các tổ chức phôi của người thì virut này giống virut thuỷ đậu nên được nhiều tác giả xếp vào nhóm virut thuỷ đậu Varicella zoster virus (VZV) vì thấy trẻ em bị thuỷ đậu sau khi tiếp xúc với người bị Zona, ngược lại người lớn bị Zona sau khi liếp xúc với trẻ em bị thuỷ đậu.
Bệnh ngoài da Zona thường gặp ở mùa xuân thu. Một số yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá, các bệnh về máu, nhiễm lạnh , sang chấn vê tinh thần.
I. Lâm sàng
1. Triệu chứng thực thể:
Sau thời gian ủ bệnh 7 – 8 ngày, tổn thương xuất hiện bọng nước, mụn nước căng, trong chứa thanh dịch, tập trung thành chùm trên nền da đỏ hơi gờ cao, sắp xếp dọc theo hướng đi của dây thần kinh, đứng riêng rẽ hoặc liên kết với nhau thành dải và dừng lại ở đường giữa của cơ thể. Kèm theo bệnh nhân thấy đau rát tại vùng tổn thương, toàn thân có sốt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS), tổn thương có thể lan sang phía nửa bên của cơ thể, hoặc rải rác toàn thân. Hạch vùng lân cận xuất hiện sớm và sưng to. Có trường hợp bọng máu khi tổn thương ăn sâu xuống sẽ để lại sẹo khi bệnh khỏi. Có trường hợp chỉ thoáng qua, mụn nước khô nhanh không để lại vết tích gì.
2. Triệu chứng cơ năng:
- Bệnh nhân thấy đau rát tại vùng tổn thương trước khi nổi bọng nước
3. Triệu chứng toàn thân:
- Bệnh nhân có sốt, đau, mệt mỏi, kém ăn. Đối với bệnh nhân già yếu, người suy giảm miễn dịch, có thể thương tổn trên da đã lành nhưng vẫn gây viêm dây thần kinh và đau dai dẳng.
4. Một sô triệu chứng đặc biệt khác:
- Zona khu trú ở vùng mắt rất nguy hiểm vì có thể gây loét giác mạc gây mù loà. Nếu tổn thương lan sang dây thần kinh số VII, tổn thương hạch gối gây liệt dây VII ngoại biên, có thể biến chứng viêm não, viêm màng não. Nhìn chung bệnh tiến triển thường lành tính , khỏi sau 2 – 4 tuần lễ .
II. Thể lâm sàng
- Zona xuất huyết: Các đám thương tổn có triệu chứng xuất huyết, kèm theo các mụn nước có lẫn máu.
- Zona hoại tử: thường gập ở người già yếu, có tổn thương phủ tạng hoặc ngộ độc.
- Zona theo khu trú của thương tổn có thể phân định ra nhiều thể lâm sàng khác nhau.
III. Biến chứng:
1. Nhiễm trùng tại chỗ:
Các bọng nước biến thành đục trong có chứa mủ. Khi bọng mủ khô đóng vẩy tiết màu vàng xám, khi bong vảy để lại sẹo lõm tròn, bạc màu.
2. Viêm loét màng tiếp hợp, giác mạc:
Do thể Zona tổn thương vùng trán mắt: sừng mù híp một bên mắt, nổi hạch to ở cổ, dưới hàm, nhức đầu dữ dội. Tổn thương viêm loét giác mạc, viêm teo gai thị dẫn đến mù loà.
3. Liệt nửa mặt:
Zona vùng mặt: Tổn thương nói ở nửa vành tai, kèm theo rối loạn thính giác, rối loạn cảm giác 2/3 trước lưỡi. Tổn thượng phù nề mạnh và chèn ép dây thần kinh mặt số VII gây liệt nửa mặt.
4. Zona lan toả toàn thân – dấu hiệu chỉ điểm HIV-AIDS:
Tổn thương không chỉ khu trú điển hình một bên của cơ thể mà xuất hiện nhiều bọng nước lưu vong ở phía đối bên của cơ thể sau đó lan toả toàn thân. Ngoài tổn thương bọng nước còn có bọng nước xuất huyết, bọng mủ, loét chợt. Tình trạng toàn thân nặng nề: Hạch ngoại biên viêm, sưng to; sốt cao, dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc rõ ràng. Xét nghiệm HIV dương tính.
Trường hợp Zona rải rác toàn thân nếu xét nghiệm HIV âm tính có thể do bệnh nhân mắc bệnh mãn tính phải dùng thuốc Coticoit hoặc thuốc ức chế tế bào lâu ngày, hoặc bệnh nhân có rối loạn chuyển hoá đái tháo đường, suy dinh dưỡng nặng.
IV. Giải phẫu bệnh
Bọng nước ở lớp Malpighi, được hình thành do hiện tượng phù thũng tế bào và hư biến tế bào gai. các tế bào này mất các sợi dây chằng, và phình ăn ra. Các tế bào đa nhân về sau sẽ xâm nhập vào bọng nhớt. Nếu bọng nước bị hoại tử sẽ để lại sẹo vĩnh viền.
V. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định:
- Tuyến y tế cơ sở: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: mụn nước thành dải, ở một bên, có thể dọc theo dây thần kinh, bệnh nhân có đau, nóng, rát và sưng hạch vùng lân cận.
- Tuyến chuyên khoa: cũng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng như trên.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Mụn rộp: Dựa vào vị trí tổn thương, không có hạch, ít đau và hay tái phát .
- Thuỷ đậu: Cần phân biệt với thể toàn thể của bệnh ngoài da Zona, thường gặp ở trẻ em, không có hạch, bạch cầu hạ, không có tổn thương hoại tử hoặc xuất huyết.
- Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Phải căn cứ vào cách phân bố của thương tổn và hình ảnh lâm sàng để phân biệt.
VI. Điều trị và phòng bệnh
Tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
1. Điều trị tại nhà
Nếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.
- Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.
- Thuốc giảm đau đôi khi cũng cần thiết/
- Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
- Giữ cho khu vực sang thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương. Tránh những tiếp xúc da-chạm-da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
2. Tuyến y tế cơ sở.
- Tại chỗ: Nếu bệnh mới bắt đầu, mụn nước chưa dập vỡ nên dùng thuốc dịu như: hồ nước, Rivanol 1%, Phunepigel.
Nếu các mụn nước đã dập vỡ: chấm thuốc màu dung dịch Eosin 2% , Milian, Castellani.
Nếu thương tổn đau rát nhiều, dùng kem giảm đau: Lidamanth hoặc Mantadil crem,
- Toàn thân:
Cho thuốc giảm đau : Paracetamol, Analgin, Apranax
– An thần: Seduxen, Rotunda.
– Kháng Histamin tổng hợp
– Tăng cường sinh tố nhóm B(B1, B5, B6 , B12 ), C
– Khi bội nhiễm : Cho dùng kháng sinh nhóm Cyclin
3. Tuyến chuyên khoa:
Trường hợp nặng chuyển bệnh nhân lên tuyến huyện, tỉnh: Điều trị kết hợp tại chỗ và toàn thân dùng thuốc Acyclovir:
- Zovirax (Acyclovir) viên 200mg x 5 viên/ngày. Uống trong vòng 5 – 7 ngày (Dùng trong 72 giờ đầu kết quả rất tốt, tránh được đau sau Zona )
Dối với bệnh nhân già yếu: đau sau Zona rất khó chịu. Để hạn chế đau sau Zona, dùng prednisolon : 60 mg/ngày x 7 ngày
- 40 mg/ngày x 7 ngày
- 20 một ngày x 7 ngày
- Uống một lần vào 8 giờ sáng sau ăn.
- Dùng Vitamin nhóm B, thuốc giảm đau: Capsaicin, Paracetamol
VII. Phòng bệnh ngoài da Zona
1. Phòng bệnh cấp I:
- Cần ăn uống đầy đủ: ăn hoa quả nhiều sinh tố, ăn thực phẩm cân đối các thành phần dinh dưỡng đầy đủ. Tránh các kích thích căng thẳng về thần kinh. Cần tạo cuộc sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn (nếu có điều kiện).
- Dùng gamma globulin miễn dịch: chỉ hiệu quả ngừa bệnh nếu được sử dụng trong vòng 96 giờ sau khi tiếp xúc nguồn lây (hiện nay ít sử dụng).
- Dùng thuốc tiêm phòng: Vaccin là virus giảm độc lực. Trẻ từ 9 tháng đến 13 tháng tuổi tiêm 1 mũi duy nhất. Từ 13 tuổi trở lên: tiêm 2 mũi cách nhau 4 đến 8 tuần.
2. Phòng bệnh cấp II:
Khi mới bị đau rát tại vùng sắp mọc tổn thương nên dùng mỡ Acyclovir bôi tại chỗ. Nếu sau một ngày không đỡ thì đến khám tại cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
3. Phòng bệnh cấp III:
Khi bệnh nặng hoặc có biến chứng cần chuyển người bệnh đến tuyến chuyên khoa.
Biểu hiện zona thần kinh nếu được phát hiện sớm thì vấn điều trị bệnh ngoài da zona hoàn toàn khác hẳn với điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng. Nếu điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng thuốc mà không đủ liều thì coi như chưa được điều trị. Điều trị tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Nếu điều trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt. Điều trị càng muộn thì để lại di chứng càng nhiều.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
xin chào bác sĩ: cháu muốn hỏi bác sĩ về triệu chứng và cách điều trị bệnh zona: cách đây hai ngày cháu bắt đầu thấy mắt phải của mình thấy hơi ngứa,ngày hôm sau khi ngủ dậy cháu thấy hai mí mắt mình sưng và đọ đến ngày hôm sau vùng da đỏ lan rộng hơn một chút và xuất hiện những mụn nước nhỏ mọc thành từng dải quanh mí mắt. và có biểu hiện đau rát kiểu bỏng. vậy có phải cháu mắc phải bệnh zona biểu hiện ở mắt không ?. khi đi khám ở bệnh viện bác sỉ nói cháu bị “viêm da tiếp xúc” và có kê đơn thuốc (1:cloxit H 5g bôi quanh mắt sáng tối, 2:loratadine 10 mg 10 viên uống 1 viên sau bửa ăn tối, 3:boganic 40 viên uống ngày 6 viên chia làm 2 lần) liệu có đúng không? ngoài ra cháu còn mắc phải chứng mắt hôt. xin bác sỉ cho cháu một lời khuyên về cách điều trị.
Chào Vân,
Chủng virus gây bệnh thuỷ đậu ở trẻ em có một loại tên là Varicella zoster. Virus này gây bệnh từ nhỏ nhưng không ở bệnh cảnh của bệnh Zonna, chúng sống trong các hạch thần kinh chờ khi có điều kiện thuận lợi ( xúc động, strress, suy giảm miễn dịch… ) thì phát triển thành bệnh Zonna.
Thế nào là bệnh zona?
Zona do một dạng vi khuẩn Herpes gây ra. Người mắc bệnh Zona sẽ phải chịu đựng cảm giác đau rát ở vùng phát ban.
Nếu bạn đã từng mắc chứng thuỷ đậu (bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ), đây là điều kiện thuận lợi để bệnh Zona hình thành và phát triển.
Bởi lẽ khi mắc thuỷ đậu ( mặc dù đã được điều trị), cơ thể sẽ tồn tại một loại virus “ẩn nấp” trong các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đó chính là lúc loại virus này “ lộ diện” và gây nên căn bệnh Zona.
Đối tượng thường mắc căn bệnh này là những người trên 50 tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch suy kém. Ví như bạn có thể mắc Zona nếu như bạn bị ung thư (việc sử dụng văcxin khiến cho cơ thể bạn trở nên yếu hơn) hoặc mắc căn bệnh thế kỷ – AIDS.
Triệu chứng của bệnh.
Bệnh thường gây cảm giác đau rát, cảm giác đau đớn thường xuất hiện trong vài ngày trước khi chứng phát ban xuất hiện.
Chứng phát ban xuất hiện với những vết sưng, mẩn đỏ. Trong một vài ngày các vết sưng trở nên phồng rộp. Các vết sưng đỏ có thể bao trùm khắp lưng, ngực, hoặc có thể mọc ở một bên mặt.
Các vết da rộp thường có vảy cứng và sẽ mất đi sau 7 đến 10 ngày. Bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi của màu sắc da khi các vết vảy rơi rụng.
Thậm chí, có những trường hợp các lớp vảy sẽ chỉ bong sau vài tuần, điều này đồng nghĩa với việc cảm giác đau đớn sẽ kéo dài hơn so với thông thường (từ 1 đến 3 tháng).
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt, dẫn đến sưng phồng mí mắt, đỏ và đau. Lâu dần có thể dẫn đến sẹo giác mạc ở mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Nặng hơn, nó có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp (glaucome) trong cả quãng đời về sau, căn bệnh này có thể dẫn đến mù loà.
Điều trị:
Bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. Một số loại thuốc như Acyclovir, Famciclovir hay Valacyclovir đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao nếu như bạn bắt đầu dùng thuốc trong 3 ngày đầu sau khi bị phát ban.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thêm thuốc có chứa chất xteoit để giảm đau và giảm sưng phồng.
Bệnh Zona ở mắt cần được điều trị kết hợp với thuốc chống virus và xteoit.
Bên cạnh đó, có thể dùng các loại thuốc như Acetaminophen hay Ibuprofen để giảm đau đối với các vết sưng phồng.
Lưu ý: Các loại kháng sinh không được sử dụng trong những trường hợp này vì có thể gây tổn hại cho gan dẫn đến hội chứng Reye.
Bạn cũng có thể sử dụng kèm các loại kem bôi ngoài da, trên các vết phồng rộp để giảm đau rát.
Căn bệnh này tuy không lây lan, nhưng mọi người xung quanh bạn có nguy cơ cao bị mắc thuỷ đậu nếu họ chưa bao giờ bị thuỷ đậu hoặc chưa tiêm phòng. Virus thuỷ đậu có thể sống trong những chỗ phồng rộp và có thể lan rộng cho đến khi chỗ phồng rộp hoàn toàn lành lại.
Nếu bạn mắc bệnh Zona, tốt nhất nên tránh xa trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
Trường hợp của bạn nên đi khám tại Viện Da liễu Trung ương để biết đích xác bạn có mắc bệnh không nhé!
Chúc bạn sức khoẻ!
Bạn hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể
Bs Tổng đài 19006237
e bị zona ở trán,nay bị sưng mắt trong 2 ngày thì uống thuốc.bây h thì mắt hết sưng nhưng e thấy thị lực của mắt giảm đi một ít .cho e hỏi mắt hết sưng rồi thì có gọi là bệnh gần lành rồi k ạ???có nên đi bác sĩ khám nữa k ạ???có nguy cơ bị mù lòa k ạ??? e xin cảm ơn ạ….
Xin chào bác sĩ . Bác sĩ cho em hỏi 3 ngày nay em có nổi 2 vạt đò nơi cánh tay trái, ko có biểu hiện đau hay ngứa chỉ thấy nó ngày càng lan rộng hơn,. Em vó con nhỏ và em hay bồng ru cháy ngủ thì Nới tay em và cổ của bé có cọ xát và cũng làm bé bị lay lan, Hòm nay là ngày thứ 3 và em thấy nơi cánh tay bé cũng bắt đầu nổi những mẩn đỏ nhu vậy. Vậy bác sĩ cho em hỏi đây vó phải là biểu hiện của bệnh zona ko và Bé nhà em mới 9 tháng tuổi có thể mắc bện zona ko ah