Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBéo phì ở trẻ em có thật sự nguy hiểm

Béo phì ở trẻ em có thật sự nguy hiểm

Béo phì và thừa cân đang tăng lên đến mức báo động tại khắp các miền trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Việt Nam, tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng không những chỉ ở khu đô thị mà còn gặp ở các vùng nông thôn (21,1% ở đô thị và 7,6% ở nông thôn theo số liệu 2015). Béo phì ở trẻ em có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng vì nó liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật, tử vong của trẻ em tuổi trưởng thành do liên quan đến bệnh tim mạch, huyết áp, đái đường typ 2 kháng Insulin, sức khoẻ tâm thần

Thế nào là thứ cân, béo phì?

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO):

Thừa cân: là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao.

Béo phì: là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Dựa vào chỉ số cân nặng, chiều cao, độ dày lớp mỡ dưới da, sự phân bố mỡ trong cơ thể để chẩn đoán.

Trẻ dưới 10 tuổi:

    • Cân nặng/tuổi > 3SD
    • Chỉ số cân nặng/chiều cao >2Z-score hoặc 2SD.

Zscore = kích thước đo được – số trung bình của quần thể tham chiếu

Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Đánh giá béo phì có thể dựa vào cân nặng/chiều cao tăng ít nhất trên 20% so với bình thường hoặc % mỡ của cơ thể trên 25% ở trẻ nam và 32% ở trẻ nữ.

Trẻ ( 10-19 tuổi):

Dùng chỉ số khối cơ thể BMI (BMI được tính theo giới và tuổi của trẻ do đặc điểm lứa tuổi này là cơ thể đang phát triển và chiều cao chưa ổn định). Chỉ số BMI ≥ 85 percentile là thừa cân. Béo phì xác định khi BMI theo tuổi và giới của trẻ ≥95percentile, hoặc BMI ≥ 85 percentile cộng thêm bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và vùng dưới xương bả vai ≥90percentile.

BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m)

Béo phì ở trẻ em từ đâu mà ra?

60-80% béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bên cạnh đó có thể do các rối loạn chuyển hoá của cơ thể thông qua vai trò của hệ thần kinh, tuyến nội tiết như tuyến yên, thượng thận, giáp trạng và tuỵ nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ

  • Chế độ ăn không hợp lý: Chế độ ăn quá nhiều năng lượng như giàu mỡ, nhiều đường, nhiều tinh bột. Ăn quá nhiều thực phẩm nhanh, nước uống công nghiệp
  • Giảm hoạt động thể lực: Trẻ ít lao động cả về chân tay và đầu óc, dành nhiều thời gian tĩnh tại như xem TV, chơi game, sử dụng máy tính trong công việc.
  • Do gen di truyền: : Rối loạn nội tiết và gen chỉ chiếm số lượng nhỏ trong trẻ em bị béo phì. Béo phì cũng có tính chất di truyền rõ rệt trong gia đình, trẻ có bố mẹ béo phì, anh chị em béo phì thì trẻ rất dễ có xu hướng trở thành béo phì, điều này có thể do gen và môi trường sống.
  • Tình trạng kính tế xã hội: ở gia đình có thu nhập thấp, cha mẹ thất nghiệp thấy có năng lượng đưa vào cơ thể nhiều hơn so với mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động và vận động.
  • Thuốc: Béo phì còn có thể gây ra do tác dụng của thuốc hay bệnh nội tiết, nhưng tỷ lệ này rất rất thấp, đó là do sự mất cân bằng hocmon trong cơ thể, hoặc mất cân bằng của những chất hoá học khác dẫn đến rối loạn chuyển hoá, thuốc gây ra béo phì là do thay đổi bất thường quá trình dự trữ mỡ và chất béo trong cơ thể.

Hậu quả của béo phì:

Hầu hết các hậu quả lâu dài của trẻ béo phì là dai dẳng cho đến khi thanh niên (70% BP trẻ em tồn tại đến người lớn), là loại BP khó điều trị, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Béo phì hầu như kéo dài khi nó xuất hiện ở trẻ em và khi đó béo phì đã là một bệnh nặng. BP ở trẻ em nếu không phòng ngừa , điều trị sớm sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội và y tế.

  • Ảnh hưởng đến tim mạch: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, kháng insulin
  • Ảnh hưởng đến hô hấp: suy hô hấp, ngừng thở khi ngủ
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: gan nhiễm mỡ, tăng men gan
  • Ảnh ưởng đến giải phẫu: biến dạng xương
  • Tăng tỷ lệ mắc bệnh và tăng tỷ lệ tử vong
  • Ảnh hưởng đến tâm lý xã hội: trẻ ngại giao tiếp, ngại vận động, ngại tham gia các hoạt động xã hội, có thể dẫn đến trầm cảm.

Các biện pháp phòng và điều trị béo phì cho trẻ

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý
  • Khẩu phần ăn cân đối và hợp lý
  • Hạn chế các món xào, rán , quay
  • Nên ăn đều đặn các bữa, tránh bỏ bữa
  • Không để trẻ quá đói
  • Nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm ăn về buổi chiều và tối
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt
  • Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn giàu chất xơ
  • Nhai kỹ và cho trẻ ăn chậm
  • Chế độ ăn của trẻ phải cân bằng về năng lượng để giúp cho sự tăng trương và phát triển để có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Tăng năng lượng tiêu hoa cho hoạt động thể lực
  • Trẻ nên tham gia các hoạt đọng vừa ít nhất trong 60 phút/ngày.
  • Các bậc cha mẹ nên giúp trẻ lựa chọn những môn thể thao yêu thích và phù hợp với lứa tuổi
  • Nên hướng dẫn trẻ làm việc nhà phù hợp với trẻ: lau dọn nhà cửa, xách nước tười cây, bưng bê đồ đạc.
  • Nghiêm cấm trẻ ngồi lâu với các hoạt động tĩnh như: xem TV, chơi game, sử dụng máy tính.
  • Ngủ đủ: 0-5 tuổi (11h/ngày), 5-10 tuổi (10h/ngày), >10 tuổi (9h/ngày).

Béo phì ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng nhưng có thể phòng chống được, các bà mẹ hay có những liến thức đúng để mỗi đứa trẻ sinh ra nếu được khỏe mạnh.

BS Mai.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT