Khi bị côn trùng đốt, xuất hiện những phản ứng như sưng,tấy,ngứa… trên bề mặt da,nếu gãi nhiều có thể gây viêm loét,chảy máu. Nếu như không được can thiệp kịp thời và đúng cách,có thể gây ra biến chứng như sốc phản vệ, tử vong,mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Những loại côn trùng có khả năng đốt người và triệu chứng.
Có rất nhiều loại côn trùng có khả năng đốt người và gây bệnh. Chủ yếu chia ra thành các nhóm sau:
- Nhóm côn trùng gây độc: Khi bị đốt thường có cảm giác đau rát, tấy đỏ và sưng, một số người nhạy cảm với nọc độc của côn trùng còn có thể có những biểu hiện trầm trọng hơn như dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ, phù nề, khó thở, phát ban toàn thân… Nếu không được điều trị kịp thời, điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Trong nhóm côn trùng gây độc có thể kể đến một số loại côn trùng như kiến lửa, ong vò vẽ,ong bắp cày,bọ cạp,rết,bọ xít hút máu người …
- Nhóm côn trùng không độc: thường gây ra ít triệu chứng hơn nhóm có độc, chủ yếu là ngứa, khó chịu, làm phần da bị đốt tấy đỏ…Tuy nhiên, những loại côn trùng không độc này vẫn có thể mang theo nhưng tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác cho con người như dịch hạch, sốt xuất huyết… Nếu chúng ta gãi hoặc làm xước vùng da bị đốt đó, nó có thể vỡ, tạo nên vết thương hở và lâu lành.
Một vài loại côn trùng đốt không độc như muỗi,ruồi,bọ chét,ve,chấy,ghẻ,rệp,sâu róm… Muỗi vằn có thể là tác nhân trung gian lây bệnh sốt xuất huyết, bọ chét ở chuột có thể lây dịch hạch.
Xử trí khi bị côn trùng đốt.
– Rửa sạch vết thương bằng xà bông, sát khuẩn với nước muối. Có thể chườm lạnh để giảm đau hoặc sưng nề.
-Với các loại côn trùng không độc, khi đốt đôi khi chỉ gây triệu chứng ngứa, tấy đỏ tại vị trí đốt. Do đó, không nên gãi hay chà xát vì có thể làm cho vết đốt bị xước và nhiễm khuẩn. Bôi các loại thuốc chống dị ứng như kháng histamin, kem steroid hoặc dung dịch calamine cho đến khi hết các triệu chứng này.
-Nếu côn trùng thuộc những loại gây độc, gây những phản ứng nặng,sốc phản vệ,ngứa nhiều, đau nhức, vùng sưng đỏ lan rộng,cần có cách xử lí an toàn.
Đối với các trường hợp côn trùng đốt có ngòi (như ong), cần lấy ngòi ra khỏi vết đốt trước (có thể dùng kim, nhíp).
Những phản ứng dị ứng toàn thân, co thắt phế quản, sốt hoặc sốc phản vệ cần được điều trị tại bệnh viện, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, sau 6 giờ, nguy cơ nhiễm khuẩn và biến chứng rất cao. Vì thế, các trường hợp này cần được đưa đi cấp cứu sớm nhất có thể.
Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa côn trùng đốt, cần giữ vệ sinh nhà cửa, thoáng mát,tránh ao tù,nước đọng.Mặc kín quần áo khi vào những vùng nuôi nhốt côn trùng, tiêm chích,tắm rửa cho vật nuôi trong nhà. Sử dụng các chất xua côn trùng như Permethrin,vitamin B1,DEET (diethyltoluamide)….
Những người có tiền sử dị ứng hoặc đã từng bị dị ứng với nọc côn trùng cần hết sức thận trọng để tránh bị côn trùng đốt. Khi đi ra ngoài hoặc làm những công việc có nguy cơ tiếp xúc với côn trùng, tốt nhất nên đi giày, mặc áo dài tay, quần áo nên tối màu, tránh dùng các mỹ phẩm có mùi thơm.
Khi ngủ, kể cả ban ngày, cần mắc màn, cho trẻ nằm trong nôi, cũi có phông màn che chống ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Những người thường làm việc vào buổi tối dưới ánh đèn cần đóng cửa sổ hoặc lưới ngăn côn trùng bay vào, nhất là vào mùa nồm. Chú ý phát hiện những côn trùng ở trong nước tắm, khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Có thể dùng các thuốc bôi chống muỗi thoa lên người để chống muỗi và các côn trùng khác. Cẩn thận tránh không để thuốc dính vào mắt.
Bị côn trùng đốt sẽ có những biểu hiện của bệnh ngoài da thường gặp nếu biết cách xử trí vết thương kịp thời sẽ tránh được những tai biến nguy hiểm khác .
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.