Răng khôn hay còn gọi là răng số 8,là răng hàm lớn thứ 3,răng cuối cùng trong cung hàm,mọc ở giai đoạn tuổi trưởng thành (khoảng 18-25 tuổi). Rất nhiều trường hợp khi mọc răng khôn đều gặp phải các biến chứng,ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng tiến hành nhổ răng. Vậy các biến chứng hay gặp nhất khi mọc răng khôn là gì?Trường hợp nào cần hạn chế nhổ răng?
Các biến chứng khi mọc răng khôn.
Các biến chứng có thể kể đến khi mọc răng khôn,đó là:
– Viêm lợi,viêm quanh chân răng, sâu răng: do việc răng khôn mọc không đúng vị trí,răng mọc lên chèn ép tạo khe hở với răng bên cạnh, khiến thức ăn và vi khuẩn tích tụ lại ở răng khôn khiến vùng lợi xung quanh răng bị viêm,sưng tấy đỏ…
-Phá chân răng trước (chủ yếu là răng số 7), yếu xương hàm: thường gặp do răng khôn mọc ngầm,mọc ngang đâm vào chân răng phía trước và làm hỏng chân răng. Đồng thời góc xương hàm chỗ răng số 8 mọc bị yếu đi vì xương không phát triển được,dễ viêm tiêu xương.
-Đẩy răng mọc lộn xộn:lúc mọc ra,răng khôn có thể đẩy các răng khác phát triển xô lệch,chen chúc khiến hàm răng không đều nhau.
Các biến chứng khiến người bệnh đau đớn, khó nhai,khiến cho việc ăn uống bị hạn chế,người bệnh có thể sốt,nhiễm trùng ,hôi miệng hoặc cứng hàm…
Điều trị biến chứng khi mọc răng khôn
Phẫu thuật nhổ răng số 8 là giải pháp để điều trị các biến chứng,nên nhổ răng sớm,lúc còn ở tuổi thanh niên.Nhổ răng trong các trường hợp sau:
-Răng khôn mọc kẹt (lợi trùm), mọc lệch,mọc ngầm..
-Nếu quá trình mọc răng khôn khiến cho người bệnh quá đau nhức,căng thẳng,không thể ăn nhai…thì dù răng mọc đúng vị trí cũng nên tiến hành việc nhổ răng.
-Răng khôn khó vệ sinh,chăm sóc,răng dễ bị tích tụ vi khuẩn,thức ăn cùng cần nhổ răng để tránh viêm nhiễm.
Trường hợp người lớn tuổi,người có sức khỏe yếu kém,mắc các bệnh lí tim,phổi,tiểu đường và máu thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ ở các chuyên khoa khác,do việc nhổ răng có thể khiến các bệnh lí kia trở lên nghiêm trọng,thời gian hồi phục dài hoặc khó hồi phục.