Thiếu hay thừa vitamin D cũng đều gây nên các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe bản thân.Thiếu vitamin D khiến cơ thể dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp,hạ calci,phosphat máu…Trong khi thừa vitamin D,có thể gây nên tình trạng nhiễm độc,nôn mửa,tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và nhồi máu cơ tim…Do đó vitamin D cần được bổ sung đúng cách.
Nguyên nhân gây thiếu hoặc thừa vitamin D
-Việc thiếu hụt vitamin D có thể do các nguyên nhân sau:
+Tiếp xúc với ánh sáng không đủ: Những người thường xuyên ở trong nhà,nhân viên văn phòng hoặc nội trợ hoặc trẻ con được bố mẹ bao bọc,thiếu kiến thức…thường có rất ít thời gian để vận động ngoài trời,mặc khác khi ra ngoài đường lại ăn mặc kín mít dễ thiếu hụt vitamin D.
+Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D (đặc biệt ở trẻ em): Vitamin D có trong một số ít thực phẩm như dầu gan cá,bơ,trứng…Việc ăn uống kiêng khem quá mức,hoặc cách chế biến không đúng cách cũng khiến cho cơ thể không được hấp thu nguồn vitamin D tự nhiên này.
+Hội chứng kém hấp thu chất béo,như những người có bệnh về gan,mật,bệnh về đường tiêu hóa,suy thận…có thể cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động và dẫn đến thiếu hụt vitamin D.
-Trong khi đó, tình trạng thừa vitamin D trong cơ thể xảy ra khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D.Ở người lớn, cường vitamin D có thể do sử dụng quá liều vitamin D trong trường hợp thiểu năng cận giáp hoặc ưa dùng vitamin D với liều quá cao thường xuyên. Cũng có thể xảy ra nhiễm độc ở trẻ em sau khi uống nhầm liều vitamin D của người lớn.
Bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Để bổ sung vitamin D cho cơ thể một cách hợp lí, cần chú ý :
-Hoạt động ngoài trời,tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là thời điểm sáng sớm,khoảng 20-25 phút mỗi ngày. Cần lưu ý không nên tiếp xúc với ánh nắng qua ô kính,vì không có hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
-Có chế độ dinh dưỡng hiệu quả: Các loại cá giàu chất béo,sữa,bơ,gan,nước cam…đều là các loại thực phẩm có nhiều vitamin D
-Dùng thuốc bổ sung vitamin D.
Người lớn, người mang thai hoặc cho con bú: Uống 400 đvqt/ngày.
Trẻ em: Uống 200 – 400 đvqt/ngày.
Nếu trẻ từng bị còi xương và được bác sĩ kê đơn thuốc có vitamin liều cao khoảng trên 1000IU thì sau đợt điều trị cần cho trẻ đi khám lại để điều chỉnh liều dùng thấp xuống.
Khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin D thì không nên dùng đồng thời với các loại thuốc như thuốc điều trị thiểu năng cận giáp,thuốc trợ tim hoặc các loại thuốc điều trị bệnh gan…