Trong quá trình tư vấn, các bác sĩ tổng đài đã gặp rất nhiều những thắc mắc của người bệnh về HIV, từ yếu tố nguy cơ,cách lây nhiễm bệnh,triệu chứng cũng như tuổi thọ của người mắc HIV…Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp các câu hỏi mà người bệnh muốn giải đáp nhất,cũng như câu trả lời của các bác sĩ chuyên gia.
1.Virus HIV sống ngoài môi trường bao lâu?
Virus HIV cũng như các loại virus khác,đều cần phải một môi trường sống có độ ẩm,nhiệt độ,dinh dưỡng… thích hợp để tồn tại và phát triển (môi trường thuận lợi nhất chính là máu người). Khi ở ngoài cơ thể, HIV rất dễ tiêu diệt ở nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường.
– Nếu bị ngâm trong cồn 70 độ hoặc nước Cloramin 1% hay nước Javen 1% thì 30 phút sau vi rút sẽ chết,hoặc nếu để các dụng cụ hay đồ vải vào nồi rồi đun sôi kéo dài trong 20 phút cũng tiêu diệt được HIV.
-Trong cơ thể sống của người có HIV thì sau khi người đó qua đời,virus cũng chỉ tồn tại trong 24 giờ,sau đó sẽ chết đi
-Trong các dịch tiết rơi rớt ra bên ngoài:
+Tồn tại trong không khí với nhiệt độ 32-36 độ thì không quá 5 phút
+Trên một bề mặt, nếu chỉ là dịch tiết nhỏ,thì khi dịch tiết khô,virus HIV cũng không sống được.Hoặc với môi trường quá nóng,có ánh sáng chiếu thẳng trực tiếp virus cũng chết nhanh.
+Trong môi trường nước,nếu nhiệt độ 25-35 độ,lượng dịch tiết nhiều hoặc ở trong lòng bơm kim tiêm thì virus vẫn có thể tồn tại vài phút cho đến vài ngày. Nếu dịch tiết chỉ 1-2 giọt nhỏ vào lượng nước nhiều,thì không có khả năng lây nhiễm.
+Trường hợp môi trường tối,ẩm ướt,được bảo quản bởi các tác nhân bên ngoài,chứa nhiều dịch tiết như trong lòng bơm kim tiêm,trong các cốc,dụng cụ đựng máu thì có thể sống 2-7 ngày.
2.Có vacxin tiêm phòng HIV không? Khi có nguy cơ HIV cần làm gì?
Hiện nay không có vacxin tiêm phòng HIV,chỉ có thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV trong vòng 72h nếu xảy ra nguy cơ lây nhiễm.
Các nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm: lây nhiễm qua đường máu,qua quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.HIV không lây qua đường muỗi đốt,hay côn trùng cắn. Khi có bất kể một nguy cơ nào, trong vòng 72 giờ,người có nguy cơ có thể đến các trung tâm tâm y tế dự phòng, bệnh viện nhiệt đới,chuyên khoa về HIV…để thăm khám và được hướng dẫn sử dụng thuốc dự phòng HIV.
Thuốc sử dụng viên đầu tiên trong vòng 72h,và kéo dài cho tới 28 ngày.Khi sử dụng cần uống đúng giờ,tránh bỏ quên thuốc, không nên uống rượu bia,chất kích thích…trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý về tác dụng phụ như chóng mặt,rối loạn giấc ngủ,rối loạn tiêu hóa,tăng men gan…Các tác dụng phụ này sẽ chấm dứt sau khi ngừng sử dụng thuốc.
3. Triệu chứng của HIV xuất hiện khi nào,biểu hiện là gì? Bao lâu đi làm xét nghiệm HIV sẽ chính xác tuyệt đối?
Triệu chứng của HIV thường xuất hiện sau nguy cơ 2-3 tuần,và không rõ ràng,đặc hiệu với mỗi người, thông thường những triệu chứng hay gặp nhất liên quan đến nhiễm trùng cơ thể như sốt cao 38 độ trở lên,kéo dài, nổi hạch toàn thân,tiêu chảy,phát ban,lở loét…
Không bao giờ được dựa vào triệu chứng để chẩn đoán có mắc HIV hay không,mà phải làm xét nghiệm để khẳng định. Hiện nay có hai dạng xét nghiệm chính,liên quan đến thời gian kể từ nguy cơ:
-Xét nghiệm trước 3 tháng: Lúc này kháng thể chưa sinh ra, người bệnh có thể đi làm các xét nghiệm sơ bộ,tập trung tìm kháng nguyên như combo,combi PT hoặc PCR…tại các bệnh viện lớn,hoặc bệnh viện tư nhân.
-Xét nghiệm sau 3 tháng và 6 tháng: Đây là các xét nghiệm khẳng định tuyệt đối, lúc này kháng thể đã sinh ra,nếu như mắc HIV chắc chắn sẽ phát hiện được.Các xét nghiệm ở thời điểm này có ở tất cả các bệnh viện,chuyên khoa y tế cả nhà nước lẫn tư nhân.
Có nhiều trường hợp người bệnh đặt câu hỏi,nếu đã dùng thuốc dự phòng thì có cần đi làm xét nghiệm hay không? Câu trả lời là có. Việc đi làm xét nghiệm không chỉ tái khẳng định khả năng phòng tránh phơi nhiễm,mà còn giúp giải tỏa tâm lí,cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh.
4.Thuốc điều trị HIV có thực sự hiệu quả? Nếu điều trị,người bị HIV có thể sống được bao lâu?
Việc điều trị HIV sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ tế bào CD4 ,tiền sử điều trị, giai đoạn HIV. Cho đến nay,chưa có bất cứ loại thuốc hay phương thức điều trị nào có thể điều trị dứt điểm được bệnh. Tuy nhiên,việc điều trị giúp ngăn cản sự phát triển của bệnh,tăng miễn dịch đối phó kịp thời với các bệnh cơ hội, việc điều trị càng sớm ngay khi phát hiện ra bệnh và điều trị kiên trì luôn là phương châm giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh.
Một vài nghiên cứu ,cũng như hiện nay đã có rất nhiều ví dụ điển hình,khi tập trung điều trị bệnh,kết hợp một lối sống sạch sẽ,lành mạnh,tinh thần ổn định,thì người mắc HIV có thể đạt tuổi thọ trung bình 60-70 tuổi.
5. Người bị HIV có thể sinh con hay không?Bà bầu bị HIV thì làm thế nào để tránh lây nhiễm sang con?
Người có HIV hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh,nếu như tuân thủ chặt chẽ các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ sinh sản như lọc rửa tinh trùng,thụ tinh ống nghiệm,mang thai hộ…
Nếu người bố có HIV, người mẹ không bị nhiễm,khi mang thai bằng các biện pháp hỗ trợ,cũng cần làm xét nghiệm định kì để khẳng định.Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm HIV, cần theo dõi điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa.Khi trẻ ra đời,cần can thiệp sớm bằng phác đồ dự phòng HIV cho trẻ sơ sinh,điều trị tích cực HIV,và kiểm tra xét nghiệm chặt chẽ ở khoảng thời gian sau này. Đồng thời,khi nuôi dưỡng trẻ, nên cho trẻ ăn sữa ngoài,không bú mẹ để tránh lây nhiễm sang con.