Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTCác phương pháp cai nghiện ma túy

Các phương pháp cai nghiện ma túy

Khi gia đình phát hiện con em mình nghiện và người nghiện biết rằng không thể giấu gia đình được nữa thì thái độ 2 bên như thế nào? Thường chỉ có 2 thái độ khác nhau đối với những thành viên trong gia đình:

  1. Khủng hoảng, âu sầu, khóc lóc, bế tắc, năn nỉ.
  2. Nóng giận, đập phá, đuổi con em ra khỏi nhà, đi đến nôn nóng ép buộc, con em mình phải đi cai nghiện bằng bất cứ giá nào.

Phản ứng của người nghiện thì: Tránh né, lần nữa không chịu đi cai nghiện.
Tất cả những thái độ trên sẽ dẫn đến một cuộc xung đột làm tan nát cả một gia đình, có khi đi đến mức độ “một mất một còn”. Các thái độ trên đều chưa đúng. Trước hết, tất cả các thành viên trong gia đình phải hết sức bình tĩnh, thống nhất các ý kiến thành một cách lựa chọn đúng. Đến nhờ các nhà tư vấn chuyên sâu tìm cách giúp đỡ con em mình vượt qua cơn khủng hoảng và chống tái nghiện. Hay đã đến lúc cưỡng chế đưa vào các trung tâm cai nghiện.

Hình ảnh minh họa.

Phương án I: Điều trị – Quản lý phòng ngừa nghiện và chống tái nghiện tại gia đình.

Đối tượng áp dụng: Học sinh , sinh viên mới nghiện lần đầu chưa vi phạm pháp luật, đang học tập hoặc đang có công việc ổn định.

Mục đích: Tạo điều kiện cho đối tượng sửa chữa sai lầm dưới sự động viên thương yêu của gia đình. Tránh không phải tiếp xúc thêm với nhiều bệnh nhân nghiện khác.

Vì tuổi trẻ đầy rẫy khủng hoảng, tâm lý xáo trộn, những mâu thuẫn và hụt hẫng cho nên cần khóe léo tiếp cận thường xuyên, cần thương yêu, sự an ủi và hướng dẫn tạo điều kiện và cơ hội cho họ hòa nhập lại với sinh hoạt gia đình

Không chỉ bằng lời khuyên mà bằng việc làm, việc học tập, việc vui chơi giải trí thật cụ thể theo một chương trình cả hai bên cùng nhất trí và cần phù hợp với hoàn cảnh năng lực, sở thích hiện tại của người nghiện

Xin đừng vội lên án truy cứu họ, lúc này họ rất cần hơi ấm của những người xung quanh, giúp đỡ hướng đi chuẩn bị cho ngày mai.

Một chương trình cai nghiện tại nhà hoặc chống tái nghiện.

Cần thiết phải có và thực hiện những mục tiêu sau đây:

Quản lý  nhu cầu nhất là tiền bạc.

Quản lý về bạn bè.

Quản lý về lao động: việc làm, việc học.

Quản lý về sức khỏe.

Quản lý về thời gian đi lại, giải trí.

Quản lý về thái độ: Tâm tư, tình cảm.

Tất cả những động thái quản lý trên phải hết sức nhẹ nhàng, tệ nhị và tất cả những nghi ngờ bằng lời hoặc không bằng lời, kiểm sát một cách thái quá thì cũng làm cho người nghiện bị sốc, tự ái và lập tức họ sẽ bị bế tắc và bộc phát trở lại.

Với sự thống nhất và tình cảm của các thành viên trong gia đình giúp người nghiện vượt qua cơn đau và thoát khỏi nghiện, chống tái nghiện bằng nỗ lực của chính mình.

Phương án II:

Đối tượng áp dụng: Tái nghiện lần đầu còn có động cơ chữa bệnh áp như phương án 1, thêm phác đồ điều trị bằng thuốc chống tái.

Phương án III: Điều trị cưỡng bức tập chung tại các trung tâm cai nghiện

Đối tượng áp dụng: Tái nghiện nhiều lần không có động cơ chữa bệnh hoặc đã vi phạm pháp luật.

Khi đối tượng không chịu cai nghiện thì khó có thể chữa bệnh. Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo quan điểm của chúng tôi chỉ còn biện pháp tạm thời cách ly họ khỏi xã hội để cưỡng bức điều trị.

Biện pháp cai nghiện bắt buộc không phải là không có kết quả tại các trung tâm cai nghiện cưỡng bức. Đối tượng có thời gian cách ly với môi trường ma túy sẽ có thời gian suy nghĩ lại mình. Nếu tại các trung tâm cai nghiện tốt đối tượng sẽ được giúp đỡ quan tâm, giáo dục đúng đắn, do đó nhận thức, tư tưởng, đối tượng sẽ được chuyển đổi dần thành cai nghiện tự nguyện. Trái lại tại các trung tâm cai nghiện không tốt dù tự nguyện hay không tự nguyện đối tượng cũng sẽ dẫn đến những đối kháng với trung tâm, dẫn đến đối kháng thêm với gia đình, dễ có những hành vi hung hăng, bạo loạn bộc phát. Tại các trung tâm trên một số đối tượng khác không thể phản kháng được, âm thầm chấp nhận cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện nhưng rất dễ dẫn đến trầm cảm phản ứng là chấp nhận cho hết thời gian cai nghiện và sau khi rời trung tâm về dễ bùng phát dẫn đến tái nghiện nhanh hơn.

S&T

Lưu ý: nếu có thắc mắc về vấn đề sức khỏe, bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe 19006237 để nhận được tư vấn phù hợp nhất.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT