Khi thời tiết thay đổi, nhiều bé ho khi bị bệnh, dị ứng hoặc phản ứng với chất kích thích trong không khí. Nếu là những cơn ho thông thường thì có vài biện pháp khắc phục tại nhà giúp bé giảm ho hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
Tắm nước ấm cho bé
Cho bé tắm nước ấm, giúp nới lỏng tắc nghẽn đường hô hấp, góp phần giảm ho. Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên xả nước nóng trong nhà tắm, khi hơi nước bay đầy nhà tắm thì tắt vòi nước nóng, đưa bé vào rồi dùng nước ấm tắm cho bé.
Giữu ấm cho trẻ vào mùa đông
Giao mùa là lúc trẻ em dễ mắc bệnh về hô hấp nhất , vi khuẩn có thế xâm nhập vào đường hô hấp gây các triệu chứng: ho, chảy mũi, sốt…
Cho bé bú mẹ
Cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên để giúp bé tránh bị mất nước, đồng thời, nguồn chất lỏng này giúp làm ấm cổ họng bị kích thích và giảm được ho.
Các bé bị viêm đường hô hấp thường khó khăn khi bú, do đó nên làm sạch mũi hay đờm trong cổ của bé sẽ giúp bé bú tốt.
Sử dụng nước muối sinh lý
Nhỏ vài dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi cho bé. Chờ 30-60 giây để nước muối nới lỏng tắc nghẽn, sau đó, bạn có thể dùng máy hút mũi có bầu hình bóng đèn để hút hết dịch mũi cho con, khiến đường thở thông thoáng, làm giảm ho cho bé.
Nên nhỏ mũi trước giờ đi ngủ để tránh những cơn ho về đêm cho bé.
Rửa mũi họng, vỗ lưng cho trẻ.
Đây là bước điều trị có thể được coi là quan trọng số 1 với đa số các trẻ bị các bệnh về hô hấp. Nó cũng có tác dụng quan trọng trong giai đoạn trị ho long đàm sau bệnh của trẻ. Bố mẹ giữ bé ngồi thẳng hoặc nằm nghiêng trên đùi, khum bàn tay lại vỗ vào lưng con trước và sau khi rửa mũi họng. Không thao tác vỗ khi trẻ đang cơn ho.
Giữ cho đầu bé cao hơn.
Kê thêm gối để phẩn trên của bé cao hơn. Tư thế này nhằm giúp bé có thể thở dễ hơn. Với các bé nhỏ dưới một tuổi thì gối nên đặt ở dưới đệm để nâng cao cả vùng đầu.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Tỏi
Tỏi kết hợp với mật ong sẽ làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Khi bị ho, bạn có thể lấy 4 – 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Nên để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.
Lá hẹ
Từ lâu lá hẹ kết hợp với mật ong, đường phèn được coi là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Trong lá hẹ không có độc tính, dùng rất đơn giản. Bạn có thể lấy 1 nắm nhỏ lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy rồi chắt lấy nước uống để tiêu đờm, làm dịu cơn ho.
Nếu không có lá hẹ, bạn có thể dùng các nguyên liệu khác như: cách hoa hồng bạch, hoa khế, lá tía tô, hoa hành….
Quả chanh
Với quả chanh tươi, bạn nên ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó cho vào lò vi sóng nướng kỹ. Khi chanh được nướng, những thành phần này sẽ tương tác với nhau tạo ra một dung dịch có tác dụng sát khuẩn.
Để có tác dụng tốt hơn, bạn có thể pha thêm một chút mật ong, khi sử dụng dung dịch này sẽ làm ấm phổi, giảm ho, bớt khản tiếng.
Ngoài ra, lá chanh rất thích hợp với người bị ho lâu ngày không khỏi. Bạn có thể chế biến bằng cách sắc lá chanh với gừng tươi, dùng nước sắc này cơn ho dai dẳng sẽ giảm đi nhanh chóng.
Lá diếp cá
Đây là vị thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan. Cách làm nhanh nhất là giã nhuyễn rau diếp cá, đun nhỏ lửa cùng nước vo gạo khoảng 20 – 30 phút. Để nguội, sau đó thêm một chút đường cho dễ uống.
Đây là các giải pháp đơn giản trị ho, ai cũng có thể làm cho con. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên nhớ nguyên tắc cơ bản để hạn chế việc con bị ho là ấm, thoáng, sạch sẽ cả cơ thể và môi trường xung quanh con. Việc trị ho cho con phải từ từ giảm dần rồi mới hết hẳn, vì thế bố mẹ không nên quá sốt ruột lạm dụng các loại thuốc ức chế ho và kháng sinh, vừa không trị tận gốc cơn ho, lại có thể gây hại cho con.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.