Trang chủDấu hiệucách phòng ngừa còi xương ở trẻ nhỏ

cách phòng ngừa còi xương ở trẻ nhỏ

Còi xương ở trẻ xảy ra khi cơ thể bé bị thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết. Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 loại chất quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phốt pho.

  • Bệnh còi xương ở trẻ phổ biến trong khoảng 3 năm đầu đời vậy dấu hiệu nhận biết còi xương ở trẻ là gì?
  • Các biểu hiện ở hệ thần kinh:
  • + Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm)
  • + Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình
  • + Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều)
  • – Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.
  • – Các biểu hiện ở xương:
  • + Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.
  • + Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn
  • + Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.

+ Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong

Còi xương là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, yếu, dễ bị biến dạng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sự phát triển thể chất của trẻ

Vậy nguyên nhân còi xương do đâu ?

  • Sai lầm trong chế độ ăn của trẻ: Chế độ ăn không đa dạng, ăn uống kém sẽ không đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Canxi có nhiều trong sữa và ở tỷ lệ hấp thu cao hơn các thực phẩm khác, đặc biệt là sữa mẹ. Những trẻ uống sữa ít hơn số lượng khuyến nghị là một trong những nguy cơ mắc bệnh còi xương. Hoặc những trẻ khi ăn dặm được cho ăn quá nhiều chất bột đường (glucid), chất đạm (protein) gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, tăng đào thải canxi ra nước tiểu hoặc bữa ăn dặm hàng ngày thiếu hoặc ít dầu mỡ ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D.
  • Các yếu tố khác: Phụ nữ khi mang thai không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu vitamin D, canxi là yếu tố nguy cơ dẫn đến còi xương ở trẻ em. Ngoài ra, nguy cơ còi xương thường gặp ở: trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài… Những trẻ này thường thiếu các vi chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin D và canxi.

cách phòng ngừa còi xương ở trẻ nhỏ

Với mẹ: nên phòng từ khi có thai bằng cách:

  • Mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hàng ngày ở thời điểm trước 9 giờ sáng.
  • ở những quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén Mẹ nên bổ sung thêm canxi uống nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Với bé:

  • Ăn uống: tốt nhất là bú mẹ. bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ tôm cua cá trong bữa bột cháo hàng ngày.
  • Tránh ăn dặm bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.
  • Tắm nắng, chơi ngoài trời với thời gian thích hợp 10-15′ mỗi ngày vào sáng hoặc chiều.
  • Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400UI/ngày đặc biệt cần với trẻ đẻ nhẹ cân thiếu tháng
  • Cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và can xi như bơ, trứng, dầu gan cá, bơ thực vật, sữa và các loài cá nhiều dầu như cá ngừ, cá trích, cá hồi, cua, tôm.
  •  
  • – Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.
  • Khi cần có thể làm các xét nghiệm để khẳng định bệnh và xác định mức độ bệnh: Phosphatase kiềm, Calci máu, phospho máu, chụp XQ xương
  • Trên đây là nhưng dấu hiệu cha mẹ cần quan sát để đánh giá nguy cơ còi xương sớm ở con mình và có hướng bổ sung phù hợp nhé
  •  
RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT