Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh hô hấpCách phòng tránh cúm khi giao mùa

Cách phòng tránh cúm khi giao mùa

Cúm là bệnh do virut gây ra ở đường hô hấp gồm mũi, họng, phế quản và phổi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch đặc biệt dễ mắc. chính vì vậy trên những đối tượng này có thể có nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn.

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây cúm do các chủng virus cúm A, B, C. Trong đó, cúm A và B là hai chủng gây bệnh phổ biến nhất.

Virus cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, lây truyền sang người khác qua những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc trong không khí, tiếp xúc với các bề mặt, vật dụng có chứa virus cúm.

Virus cúm lây lan với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là trong môi trường đông đúc như nhà trẻ, trường học, văn phòng, công sở, phòng điều hòa.

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất và dễ diễn biến nặng gây biến chứng là:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch
  • Người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư…

Triệu chứng cảm cúm

  • Thời gian ủ bệnh: Thường từ 1-4 ngày, trung bình là 2 ngày.
  • Thời kỳ lây bệnh: Người bệnh đào thải virus khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.
  • Virus cúm tấn công hệ thống hô hấp gây ra các triệu chứng:
  • Sốt, có thể sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi.
  • Đau họng.
  • Ho, cơn ho ngắn, không có đờm.
  • Đau đầu. Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.
  • Mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác như kiệt sức.
  • Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em.

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi…

Vậy phòng tránh cúm khi giao mùa cần lưu ý

Đầu tiên tốt nhất là tiêm phòng virus cúm hằng năm đặc biệt trên những đối tượng nguy cơ ảnh hưởng cao

Các phương pháp phòng tránh khác như

Tránh xa những nơi đông người khi có dịch. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh bị cúm. 

Thường xuyên rửa sạch tay vì tay bạn có thể vô tình bị nhiễm mầm bệnh khi đi đến những nơi công cộng

Vệ sinh nhà cửa, tránh tiếp xúc trực tiếp khi có người thân nhiễm cúm. Virus cúm chỉ có thể sống 2-3 giờ bên ngoài cơ thể con người. Vì thế hàng ngày cần thường xuyên mở cửa phòng ngủ và các phòng khác vài lần, mỗi lần 10 phút đảm bảo thông thoáng

Bổ sung vitamin C và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Tập thể dục vừa sức và thường xuyên để có giấc ngủ ngon, gáp phần nâng cao thể trạng.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh này, việc điều trị chủ yếu dựa vào hạ sốt, nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng. Chính vì thế việc phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT