Trang chủTIM MẠCHCách xử trí khi hạ huyết áp

Cách xử trí khi hạ huyết áp

Hạ huyết áp khiến người bệnh đột ngột rơi vào tình trạng chóng mặt, choáng váng, đầu óc quay cuồng không kiểm soát, lúc này nguy cơ gặp phải chấn thương do té ngã sẽ rất cao. Thậm chí, trong một số trường hợp còn có thể tổn thương não không phục hồi, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Trong tình huống như vậy, bạn nên nắm rõ cách xử trí khi hạ huyết áp dưới đây.

1. Biểu hiện khi hạ huyết áp

Huyết áp luôn được cơ thể giữ ổn định bằng nhiều cơ chế khác nhau, giúp máu đều đặn được tim bơm đến cung cấp cho các cơ quan. Vì một lý do nào đó mà chúng ta tiến hành đo, thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg sẽ được gọi là tụt huyết áp.

Nếu huyết áp bị hạ thấp đột ngột, người bệnh sẽ cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, nặng hơn có thể là lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức. Tụt huyết áp làm cho não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được lượng máu cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu máu não và chết não.

2. Hạ huyết áp thường gặp ở những đối tượng nào

Hạ huyết áp có thể xảy đến với bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất ở những đối tượng:

  • Người bệnh huyết áp thấp, nhất là huyết áp thấp tư thế. Ngoài ra, một số người dù chỉ số huyết áp bình thường nhưng khi hoạt động thể lực mạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột làm cho cơ thể không thích ứng kịp và điều chỉnh huyết áp gây cảm giác chóng mặt, mệt mỏi do tụt huyết áp.
  • Phụ nữ sau sinh, người có thể trạng yếu, mới ốm dậy.
  • Người bị mất máu sau phẫu thuật, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, tai nạn… hoặc mất nước do sốt cao, nôn ói, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, sốc nhiệt…
  • Người sử dụng thuốc tim mạch, thuốc tiểu đường gây tác dụng phụ là hạ huyết áp quá mức.
Kết quả hình ảnh cho người huyết áp thấp
Huyết áp bị hạ thấp đột ngột, người bệnh sẽ cảm giác choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh, nặng hơn có thể là lơ mơ, lú lẫn, ngất xỉu và mất ý thức.

3. Cách xử trí khi hạ huyết áp

Khi sơ cứu người hạ huyết áp cần nhanh chóng và đúng cách, nếu không có thể dẫn đến các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi một người bị tụt huyết áp, cần xem xét xem người đó có tiền sử bị bệnh tiểu đường không, nếu không thì loại bỏ khả năng người đó bị hạ đường huyết, sơ cứu hạ huyết áp. Quá trình sơ cứu cần thực hiện theo các bước:

  1. Giữ thái độ bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê gối cao hơn so với đầu.
  2. Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc… hoặc thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những thức ăn đồ uống như vậy thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim, nâng cao chỉ số huyết áp tạm thời.
  3. Có thể cho bệnh nhân ăn một chút socola, giúp bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn
  4. Nếu có thuốc hạ huyết áp do bác sĩ kê thì cho bệnh nhân uống
  5. Nếu tình trạng bệnh nhân được cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy
  6. Nếu bệnh nhân không thấy đỡ hơn cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

4. Đề phòng hạ huyết áp như thế nào

Để hạn chế tình trạng tụt huyết áp tái diễn nhiều lần, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ 6 – 7 bữa/ngày, tránh ăn quá no hoặc quá đói, không nên bỏ bữa sáng, nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút sau mỗi bữa ăn.
  • Ăn mặn hơn so với bình thường, tuy nhiên không áp dụng cách này nếu mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.
  • Tăng cường bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu chẳng hạn như: thịt bò, thịt lườn gà, bí đỏ, đậu nành, trứng, sữa, rau lá xanh đậm…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống chứa cồn.
  • Thực hiện lối sống khoa học
  • Tập thể dục đều đặn tối thiểu từ 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày.
  • Không nên tắm nước quá nóng, hạn chế ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu.
  • Tránh đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột mà cần thay đổi tư thế từ từ, cử động nhẹ nhàng chân tay trước khi đứng dậy hoặc bước xuống giường vào buổi sáng.
  • Mang thêm tất/vớ nén y khoa để tăng áp lực lên chân và đưa máu đến phần trên của cơ thể.
RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT