Cai nghiện ma túy là một quá trình rất lâu dài để cương quyết từ bỏ ma túy, đòi hỏi cả ý chí và nỗ lực của bản thân người cai. Thông thường quá trình cai nghiện sẽ bao gồm giai đoạn cắt cơn và giai đoạn cai nghiện phục hồi. Cắt cơn chỉ đối phó với các hội chứng cai chứ không giải quyết triệt để các vấn đề tâm lý, xã hội và hành vi sử dụng ma túy. Cắt cơn mới chỉ là giai đoạn đầu tiên, tiếp nối là cai nghiện phục hồi.
1. NHÓM PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN KHÔNG DÙNG THUỐC
1.1. Phương pháp cai khô
Cai khô còn gọi là cai chay, cai bo hay cắt ngang, bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy mặc cho người bệnh lên cơn vật vã, kêu la. Cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7-10 ngày nhưng di chứng kéo dài 2-3 tháng, người cai nghiện mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức cơ xương kéo dài hàng tháng. Một số nước như Indonesia, Malaysia, Brunei… đã đạt được một số thành quả trong công tác cai nghiện khi sử dụng phương pháp “cai khan”. Cụ thể, người sử dụng ma túy được đưa vào các trung tâm cai nghiện/ trại cai nghiện, tại đây, họ bắt buộc phải lao động, khép vào kỷ luật sắt của quân đội, lao động nặng và học tập. Thường trong thời gian 2 – 3 nǎm giúp người bệnh trở về trạng thái không lệ thuộc ma túy và có thể tái hòa nhập cộng đồng. Song, phương pháp này chỉ có hiệu quả khi áp dụng cho những người nghiện nhẹ, mới mắc và có quyết tâm. Đối với người nghiện nặng, khi tình trạng sức khỏe quá yếu, suy kiệt sẽ không đủ sức khi lên cơn vật vã. Bên cạnh đó, phương pháp này thường kết hợp với các loại thuốc cắt cơn, có thể nguy hiểm cho người bệnh. Thực tế, tỷ lệ tái nghiện khi người bệnh sử dụng phương pháp này khá cao, khi chỉ chú trọng giai đoạn cắt cơn, mà không giải quyết được gốc rễ vấn đề tâm lý người sử dụng ma túy và những hỗ trợ sau cai.
1.2. Phương pháp thùy miên
Những người sử dụng ma túy cai nghiện bằng phương pháp này sẽ được ngủ nhân tạo từ 3 – 7 ngày và được nuôi dưỡng bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt. Người cai nghiện giảm bớt cơn vật vã, không đau đớn, nhưng có nhược điểm là khi có bệnh lý trong nội tạng sẽ gặp khó khăn trong chẩn đoán, điều trị, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Một hạn chế nữa của phương pháp thùy miên là chỉ có tác dụng bớt cơn vật vã chứ không hết hẳn. Bệnh nhân lên cơn trong khi ngủ và sau đó di chứng nghiện còn kéo dài hàng tháng.
1.3. Phương pháp phẫu thuật thùy trán
Người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở thùy trán của não liên quan đến đoạn trí nhớ về cảm giác thèm muốn ma túy, làm cho họ không còn cảm thấy cần ma túy nữa.
Phương pháp này có ưu điểm cắt cơn hiệu quả và nhiều trường hợp có thể cai nghiện thành công. Nhưng, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không phân biệt được sự phải trái của hành động. Viện Hàn lâm y học Nga đã công bố thành tựu nghiên cứu này do GS. Natalia Bectereva thực hiện. Trong số 34 người bệnh đã phẫu thuật, có 27 người không trở lại với ma túy (đạt tỷ lệ 80%).
1.4. Phương pháp điện châm
Còn gọi là phương pháp sốc điện, số lần điện châm phụ thuộc và cố lần lên cơn thèm thuốc của người bênh. Nhân viên điều trị sẽ dùng dùng dòng điện gây co giật làm mất cơn vật vã. Người nghiện quên chất ma túy và có cảm giác kinh sợ khi trông thấy chúng.
Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, rẻ tiền, cắt cơn nhanh, nhưng có nhược điểm mang tính tàn bạo, không được bệnh nhân hưởng ứng. Sau nhiều lần sốc điện, khiến người bệnh sơ sệt, có người rơi vào tình trạng rối loại tâm lý. Nhiều người cho đây là phương pháp tra tấn, không mang tính nhân đạo nên hiện nay hầu như các nước không dùng phương pháp này.
2. NHÓM CAI NGHIỆN CÓ DÙNG THUỐC
2.1. Phương pháp dùng thuốc đối kháng
Là phương pháp dùng naltrexone điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện, đã được áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới. Phương pháp này có ưu điểm là làm cho bệnh nhân chán chất ma túy. Ở nước ta, có 2 biệt dược đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng để điều trị duy trì chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện đó là: thuốc danapha – natrex 50 và thuốc albernil.
Còn một số loại thuốc đối kháng khác, ví dụ trường hợp, trong y tế, thường sử dụng nalorphin, naloxon gây ra các tác dụng dược lý đối kháng với các tác dụng của ma túy như: làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của các chất tác động hệ thần kinh gây nghiện, làm mất các triệu chứng giảm đau, sảng khoái, suy giảm hô hấp, táo bón, co thắt đường mật, co thắt đường tiết niệu, co đồng tử, giảm huyết áp.
Tuy nhiên, hiện nay các loại thuốc này giá thành rất cao. Khi dùng các loại thuốc này, người bệnh lên cơn vật vã, bứt rứt, khó chịu, táo bón, độc với gan và thận, gây hại cho sức khỏe và có thể gây sốc thuốc khi bệnh nhân vẫn sử dụng chất ma túy. Bởi vậy, người cai nghiện bằng phương pháp này cần được hướng dẫn, theo dõi sát sao để tránh những nguy cơ, rủi ro.
2.2. Phương pháp điều trị bằng chất thay thế
Là kiểu phương pháp “lấy độc trị độc”, dùng các thuốc methadon, lacetyl methadon và propoxyphen… là các chất gây nghiện (gần như một loại ma túy tổng hợp) cùng nhóm nhưng có tác dụng kéo dài hơn và có độc tính thấp hơn các chất để điều trị thay thế. Trong đó methadone là loại thuốc chính được sử dụng trong phương pháp điều trị cai nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện.
Methadon là chất gây nghiện, tác dụng giảm đau có thời gian tác dụng từ 8-12 giờ, trong khi đó morphin chỉ có tác dụng 4-5 giờ. Để cắt cơn nghiện, người bệnh dùng methadon với liều 10-12mg/ngày, sau đó tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân mà giảm liều dùng. Methadone có giá thành rẻ, tăng liều cũng chậm hơn và khi lên cơn nghiện cũng ít chật vật hơn.
Tuy vây, cần phải hiểu rõ cai nghiện ma túy đích thực và dùng chất thay thế hoàn toàn khác nhau – sử dụng methadone chỉ là sự bất lực hay không còn cách nào khác và như là sự dung túng cho bệnh nhân nghiện mà thôi! Như vậy, việc sử dụng phương pháp điều trị bằng methadone chẳng khác gì “con dao hai lưỡi”, giống như thay thế việc nghiện cái này sang nghiện cái khác. Và câu hỏi được đặt ra là: Bệnh nhân sử dụng nó trong bao lâu, không lẽ kéo dài cả đời và lấy gì đảm bảo việc hàng ngày vừa đi uống Methadone mà không đồng thời sử dụng loại ma túy khác nữa?
2.3. Phương pháp giảm dần
Còn gọi là phương pháp cai dần (về mặt thời gian) hay giảm liều (lượng ma túy). Người cai nghiện sẽ giảm liều lượng ma túy mỗi ngày một ít, tăng dẫn khoảng cách thời gian dùng ma túy, trong thời gian từ 13-30 ngày, đồng thời tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh thích nghi dần, cơn nghiện giảm từ từ, không vật vã như phương pháp cai khô.
Song tỷ lệ cai nghiện thành công là rất thấp, và trong quá trình giảm dần, người cai nghiện vẫn phải dùng chất ma túy, khiến thời gian cắt cơn kéo dài và tỷ lệ tái nghiện cao.
2.4. Dùng các thuốc hướng tâm thần
Phương pháp này đã được Bộ Y tế ban hành và áp dụng từ năm 1995, bằng cách dùng các thuốc giải lo âu, thuốc an thần kinh, các thuốc chống trầm cảm cắt cơn trong vòng 7- 10 ngày. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hướng tâm thần nhiều tác dụng phụ, người bệnh vật vã nhiều, các triệu chứng dị cảm, dòi bò, rối loạn tiêu hóa và tác động xấu đến tâm lý người bênh.
2.5. Dùng các chất không gây nghiện để cắt cơn nghiện
Người bệnh ma túy là những người bị nhiễm độc bởi ma túy. Họ có thể có các biểu hiện phản ứng ở hệ tiêu hóa như: nôn mửa, ỉa chảy, co thắt dạ dày… nên các nhà y học dùng các thuốc để điều trị các phản ứng này. Ví dụ như có thể dùng các loại thuốc atropin, scopolamin. Những người bệnh bị trạng thái thao thức không ngủ được thì dùng furazepam. Ngoài ra, người ta còn có thể dùng Seduxen là loại thuốc an thần giúp người cai nghiện trấn tĩnh được.
Mặc đầu vậy, các loại thuốc này mang lại tỷ lệ cai nghiện thành công không cao, thời gian dài và tỷ lệ tái nghiện cao.
2.6. Thuốc Đông y
Các loại thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, ít độc và ít tác dụng phụ, có hiệu lực trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy, quá trình cắt cơn êm dịu, thuốc có khả năng bình ổn các triệu chứng của hội chứng cai, như là triệu chứng dị cảm và thèm ma túy.
Nhược điểm của các thuốc Đông y chưa thực hiện được nghiên cứu mù kép và cơ chế tác dụng của thuốc. Hiện nay có 2 thuốc Đông y đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký cho phép lưu hành trong các trung tâm cai nghiện (thuốc cedemex và thuốc bông sen).
2.7. Phương pháp cai nghiện mới – “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tỉnh cảm”
Có thể dùng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc hướng thần. Ở Nga đó là liệu pháp tâm lý theo học thuyết Paplov đang được áp dụng rất thành công tại Viện hành vi Nga.
Ở Việt Nam, phương pháp này được phát triển và ứng dụng có hiệu quả bởi Viện Nghiên cứu Tâm lý Người sử dụng ma túy (PSD). Phương pháp cai nghiện mới, bền vững và hiệu quả này là thành quả của quá trình Viện PSD nghiên cứu và hỗ trợ cho những người muốn cai nghiện ma túy, những người đã cai nghiện thành công được nhiều năm và đặc biệt là qua việc hệ thống hóa những trải nghiệm thực tế trong quá trình cai nghiện của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Viện PSD – ông Lê Trung Tuấn – người đã đoạn tuyệt được với ma túy 15 năm.
Phương pháp trị liệu nghiện của PSD có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 – điều trị cắt cơn và phục hồi sức khỏe tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy Nẻo về trực thuộc Viện; giai đoạn 2 – trị liệu tâm lý chống tái nghiện ma túy bằng phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tỉnh cảm”. Điều đặc biệt, PSD luôn đồng hành với những năm sau cai nghiện, đến khi người cai nghiện hoàn toàn từ bỏ được ma túy.
Ưu điểm của phương pháp này là chỉ bằng lời nói, không tốn kém, không nguy hiểm đến các vấn đề sức khỏe bệnh nhân và có tính bền vững cao. Nhưng đòi hỏi phải có bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý được đào tạo nắm vững kỹ năng điều trị tâm lý (thuyết phục, ám thị…) vì vậy khó thực hiện ở các tuyến cơ sở
Mọi vấn đề về sức khỏe vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.