Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh da liễuCảnh giác về bệnh lý nhiễm trùng uốn ván.

Cảnh giác về bệnh lý nhiễm trùng uốn ván.

Bệnh uốn ván là tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm,gây ra bởi độc tố protein mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani tiết ra, có thể gây tử vong nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó việc kiểm soát những nguyên nhân và nhận biết những triệu chứng uốn ván rất quan trọng.

Những nguyên nhân có thể gây uốn ván ?

Vi khuẩn gây uốn ván có ở mọi nơi như trong đất cát, phân trâu, bò, ngựa ,gia súc gia cầm, cống rãnh hay thậm chí tồn tại trong dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ y khoa không tiệt trùng kỹ… Đáng lưu ý là nha bào uốn ván có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường, chỉ bị tiêu diệt trong nước sôi 30 phút hoặc trong môi trường dung dịch sát khuẩn 20 phút. 

Do vậy, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở dù chỉ là trầy xước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc uốn ván nhưng có những nguyên nhân hết sức đơn giản bình thường như bị dằm đâm vào tay , một vết xước nhỏ trong lúc lao động, chơi thể thao…cho đến các vết thương to, rộng. Thậm chí đôi khi có thể gặp sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn v.v… với các dụng cụ bị ô nhiễm nha bào uốn ván.

Đặc biệt những vết thương bị bịt kín, bị hoại tử,thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ…đều là môi trường rất thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển.

Những dấu hiệu nhận biết uốn ván là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh uốn ván có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ một vài ngày đến vài tuần sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể qua vết thương.

-Tại vị trí vết thương : Có thể xuất hiện tình trạng mưng mủ kéo dài, vết thương khó lành, đau nhức, ngày càng lan rộng tình trạng viêm…

-Dấu hiệu toàn thân : Điển hình nhất là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân

Ban đầu bệnh nhân tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Sau đó các cơ khác cũng bị tăng trương lực , cứng bụng, cứng các cơ ở gốc chi, co cứng liên tục các cơ mặt, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. 

Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ khác có thể bao gồm nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, nếu mắc uốn ván có thể biểu hiện trong 2 tuần đầu , thường là uốn ván toàn thân và rất dễ dẫn tới tử vong.

Uốn ván nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nặng, người bệnh ngừng tim đột ngột và có thể tử vong. Do đó, mọi người cần chú ý khi bị thương hoặc xây xát bởi đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần xử lý sạch vết thương ngay sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván. Phụ nữ khi mang thai bắt buộc cần tiêm phòng uốn ván để phòng uốn ván lây sang cho con.

Hãy nhớ “Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh”

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT