Nhiệt độ tại Hà Nội cũng như các địa điểm khác đang trở lên cao nhanh chóng. Việc đi ra ngoài hay làm việc với nhiệt độ cao có nhiều nguy cơ bị say nắng hay sốc nhiệt xảy ra. Say nắng có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Say nắng là gì? Dấu hiệu của say nắng như thế nào
Con người vốn là mốt sinh vật hằng nhiệt, có thể, luôn duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định để thích nghi an toàn với sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài đảm bảo cho các chuyển hóa trong cơ thể luôn ổn định.
Nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao ở 1 thời gian dài, hoặc lượng nhiệt cao có thể gây say nắng.
Say nắng là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể thường trên 40 độ, ảnh hưởng đến trung khu điều nhiệt, có thể diễn ra đột ngột hoặc từ từ, gây tổn thương các cơ quan đích cũng như tổn thương thần kinh.
Các dâu hiệu say nắng bao gồm
- Tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ
- Mệt lả, khát nước nhiều
- Đau đầu
- Mặt đỏ
- Da ẩm lạnh do mồ hôi hoặc da nóng.
- Buồn nôn, hoa mắt chóng mặt biểu hiện có tổn thương thần kinh
- Tim đập nhanh, nhịp thở tăng
- Có thể ngất đột ngột
2. Xử trí cấp cứu say nắng như thế nào ?
Say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử vong. Dưới đây xin cung cấp xử trí ban đầu ngay khi gặp người say nắng ở bên ngoài bệnh viện
Bước 1: Gọi sự trợ giúp của xe cứu thương.
Bước 2: Nhanh chóng di chuyển người bệnh vào chỗ thoáng mát, dưới bóng râm, nơi có nước mát, tránh xa vùng nhiệt độ cao
Bước 3: Hạ thân nhiệt cho người bệnh bằng các cách sau:
- Cởi bỏ quần áo trên người bệnh nhân
- Đưa bệnh nhân từ từ vào vùng nước mát
- Sử dụng quạt mát
- Sử dụng khăn mát lau cơ thể chú ý các vùng bẹn, nách, bàn tay, bàn chân..
- Dùng nước mát vẩy nên vùng cơ thể của bệnh nhân
Bước 4: Cho bệnh nhân uống nước. Uống nước theo nhu cầu, uống từ từ, tránh uống quá nhanh dễ gây nôn cho bệnh nhân. Không sử dụng nước có ga, hoặc nước có nhiều đường, không dùng nước lạnh.
Bước 5: Xử trí các tổn thương đi kèm, như bỏng rát vùng da. Theo dõi nhiệt độ, tốt nhất chỉ cần hạ xuống 38 độ, không nên hạ quá nhanh hay quá nhiều.