Trào ngược dạ dày thực quản là sự trào ngược các thành phần dịch từ dạ dày vào trong thực quản một cách không tự ý. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người già, nhưng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ nhũ nhi và trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Chúng ta cần phân biệt 2 loại trào ngược dạ dày:
– Trào ngược sinh lý: Xảy ra khi chúng ta ợ hơi để loại bỏ không khí được nuốt vào trong khi ăn. Xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, đặc biệt là sau khi ăn và không gây ra triệu chứng gì.
– Trào ngược bệnh lý: Tần suất xảy ra thường xuyên, kéo dài hơn và có thể gây ra triệu chứng lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau.
Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản là gì?
* Cơ chế bảo vệ chống trào ngược gồm nhiều yếu tố:
1. Hoạt động của cơ vòng thực quản dưới (CVTQD) là yếu tố quyết định trong hiện
tượng TNDD-TQ. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực
quản đối với HCI của dịch dạ dày. Bình thường CVTQD chỉ dãn mở ra khi nuốt,
sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch DD trào ngược lên TQ. Tuy
nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch DD trào ngược lên TQ.
2. Khi có sự trào ngược của dịch DD lên TQ, dịch nhày thực quản và Bicarbonat
trong nước bọt do có tính kềm sẽ trung hòa HCI của dịch vị làm giảm hoặc mất sự
kích thích của dịch vị lên niêm mạc TQ.
3. Nhu động của TQ sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống DD.
Do đó TNDDTQ xảy ra khi áp lực CVTQD giảm ( bình thường P >12mmHg) hoặc
khi CVTQD dãn tự phát hay không đồng bộ.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hoạt động của CVTQD và cơ chế bảo vệ chống
trào ngược có thể do: – Sự dãn CVTQD xảy ra thường xuyên và kéo dài.
– Thoát vị hoành.
– Rối loạn nhu động thực quản.
– Giảm tiết nước bọt (thuốc lá).
– Các tác nhân làm giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới:
+ Thức ăn: mỡ, chocolate, rượu, kẹo bạc hà, Nicotin, cafe, nước chanh.
+ Thuốc: ức chế Ca, Anticholinergic, Theophylline, Dopamin…
Triệu trứng trào ngược dạ dày thực quản:
– Trẻ nôn trớ, ọc sữa: Biểu hiện ợ sau ăn, dễ xảy ra khi thay đổi tư thế.
– Ói : Biểu hiện tống thức ăn hoặc dịch dạ dày, xảy ra một thời gian lâu sau ăn hay bú
– Nuốt khó và đau:
+ Ở trẻ nhỏ có biểu hiện quấy khóc vô cớ, bỏ bú, biếng ăn.
+ Trẻ lớn sẽ có cảm giác nóng rát sau xương ức, khó nuốt
Ngoài ra, có thể có những dấu hiệu khác như:
Ho mãn tính: đặc biệt gợi ý TNDD-TQ, khi cơn xảy ra lúc trẻ đang đùa giỡn, giảm
đi hoặc biến mất khi trẻ yên tĩnh hay ngủ.
– Bệnh viêm phế quản phổi tắc nghẽn
– Hen phế quản không rõ nguyên nhân
– Viêm xoang, viêm tai giữa… tái phát không rõ nguyên nhân.
Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thế nào?
1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng
– Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, tránh ăn quá no.
– Làm đặc thức ăn: cho thêm bột vào sữa, có ích ở trẻ chậm tăng cân vì cung cấp
thêm năng lượng nhưng làm tăng nguy cơ táo bón..
– Chế độ ăn giảm chất béo vì thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ chậm làm rỗng dạ dày.
– Đối với trẻ lớn tránh các thức ăn kích thích như chocolate, café, các thức uống có
cồn, thức ăn có nhiều gia vị.
– Tránh các thực phẩm có nhiều acid như cam, chanh, cà chua, giấm vì kích thích dạ
dày tiết acid
– Tránh cho trẻ ăn thức ăn hoặc uống sữa quá nóng
– Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò, có thể sử dụng sữa có đạm thủy phân giúp cho trẻ tiêu
hóa tốt hơn, dạ dày được làm trống nhanh hơn sau bú.
– Giảm cân nếu trẻ bị béo phì
– Theo dõi cân nặng mỗi ngày
– Theo dõi số lần, số lượng, màu sắc, tích chất dịch nôn.
2. Kiểm soát bệnh lý TNDDTQ, phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng
– Tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như mặc quần áo quá chật, băng bụng,
ho, táo bón.
– Hạn chế cho trẻ bú hơi:
+ Đối với trẻ bú mẹ, thời gian cho trẻ bú không quá lâu
+ Đối với trẻ bú bình, phải cho sữa xuống đều và cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú
được 30-60ml sữa.
– Bế thẳng trẻ sau ăn khoảng 20 – 30 phút
– Không đặt trẻ nằm ngay sau bú
– Cho trẻ nằm ngửa đầu cao 300
– Cho trẻ mặc quần áo rộng
– Môi trường thông thoáng, tránh khói thuốc lá
TH( theo BV Nhi)