Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc tử kỷ không những phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ ngày một gia tăng, cứ 160 trẻ lại có 1 trẻ bị tử kỷ. Những người chăm sóc trẻ đa số vẫn còn hạn chế về những kiến thức chăm sóc trẻ tự kỷ để phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu của bệnh cũng như can thiệp điệu trị.
Nguyên nhân
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những con số xác thực để kết luận về nguyên nhân nào đưa đến bệnh tự kỷ. Tuy nhiên tự kỷ được xem là một khuyết tật bẩm sinh. Tự kỷ không phải là hậu quả của việc cha mẹ thiếu chăm sóc trẻ hay do phản ứng phụ của Vắc xin như nhiều người vẫn nghĩ.
Tự kỷ có thể di truyền. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ bị tự kỷ cao hơn hẳn (64%) do với trẻ sinh đôi khác trứng (9%). Trong khi đó, tỷ lệ anh chị em ruột của cùng mắc tự kỷ là 2 – 3%.
Đặc điểm của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu khác thường trong 3 lĩnh vực sau:
- Hạn chế trong tương tác với người khác trong nhiều bối cảnh: gọi tên ít quay lại; hạn chế tiếp xúc mắt với cha mẹ và người khác; không chia sẻ điều trẻ thích; không chia sẻ cảm xúc; không chơi chung; thiếu tương tác với mọi người; khó khăn trong việc chơi đòi hỏi trí tưởng tượng hoặc kết bạn…
- Giảm khả năng giao tiếp: chậm nói; không thể hiện ngôn ngữ cơ thể; hay nhại lời; phát âm thanh lạ vô nghĩa; không hiểu và không biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp…
- Có các hành vi lặp đi lặp lại: thích tự xoay tròn; thích nhìn vật xoay tròn; thích sắp xếp đồ vật thành hàng thẳng; khó thích nghi với những thay đổi mới; lăng xăng tăng động…
Khi cha mẹ thấy con em mình có những dấu hiệu trên, không nên tự ý kết luận mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm lý.
Chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà như thể nào?
Cha mẹ, những người thân trong gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc can thiệp điều trị cho trẻ tự kỷ dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý. Cha mẹ, những người chăm sóc trẻ sẽ giúp cho trẻ hòa nhập với cộng đồng, phát triển về thể chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ tự kỷ:
- Cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tự kỷ
- Tích cực tìm hiểu tự kỷ, điểu chỉnh cảm xúc bản thân.
- Tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ.
- Dành nhiều thời gian cho trẻ: quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp.
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng.
- Kết hợp với các nhà chuyên môn: bác sỹ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
- Chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, phương tiện dạy trẻ với các cha mẹ khác.
- Ghi nhật ký về diễn biến của trẻ và cách can thiệp để rút kinh nghiệm.
Cha mẹ những người chăm sóc trẻ sẽ cùng các bác sĩ tham gia vào liệu trình can thiệp cho trẻ:
- Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 3 giờ/ngày.
- Đi lớp, hạn chế xem tivi.
- Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ.
- Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh.
- Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô,…
- Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú oà, kiến bò,…
- Bắt chước các động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản.
- Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật.
- Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần (PECS).
- Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh.
- Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán,…
- Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng, …
- Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp…
- Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép, …
- Khuyến khích trẻ chơi cùng trẻ khác.
- Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ.
- Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi với tiến bộ nhỏ nhất.
- Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tự kỷ mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh,…
Hãy để con bạn là nhưng đóa hoa đẹp nhất trong một vườn hoa
Bs Mai.
Chăm sóc trẻ tự kỷ như thế nào
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc tử kỷ không những phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ ngày một gia tăng, cứ 160 trẻ lại có 1 trẻ bị tử kỷ. Những người chăm sóc trẻ đa số vẫn còn hạn chế về những kiến thức chăm sóc trẻ tự kỷ để phát hiện sớm các triệu chứng ban đầu của bệnh cũng như can thiệp điệu trị.
Nguyên nhân
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những con số xác thực để kết luận về nguyên nhân nào đưa đến bệnh tự kỷ. Tuy nhiên tự kỷ được xem là một khuyết tật bẩm sinh. Tự kỷ không phải là hậu quả của việc cha mẹ thiếu chăm sóc trẻ hay do phản ứng phụ của Vắc xin như nhiều người vẫn nghĩ.
Tự kỷ có thể di truyền. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ bị tự kỷ cao hơn hẳn (64%) do với trẻ sinh đôi khác trứng (9%). Trong khi đó, tỷ lệ anh chị em ruột của cùng mắc tự kỷ là 2 – 3%.
Đặc điểm của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu khác thường trong 3 lĩnh vực sau:
- Hạn chế trong tương tác với người khác trong nhiều bối cảnh: gọi tên ít quay lại; hạn chế tiếp xúc mắt với cha mẹ và người khác; không chia sẻ điều trẻ thích; không chia sẻ cảm xúc; không chơi chung; thiếu tương tác với mọi người; khó khăn trong việc chơi đòi hỏi trí tưởng tượng hoặc kết bạn…
- Giảm khả năng giao tiếp: chậm nói; không thể hiện ngôn ngữ cơ thể; hay nhại lời; phát âm thanh lạ vô nghĩa; không hiểu và không biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp…
- Có các hành vi lặp đi lặp lại: thích tự xoay tròn; thích nhìn vật xoay tròn; thích sắp xếp đồ vật thành hàng thẳng; khó thích nghi với những thay đổi mới; lăng xăng tăng động…
Khi cha mẹ thấy con em mình có những dấu hiệu trên, không nên tự ý kết luận mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm lý.
Chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà như thể nào?
Cha mẹ, những người thân trong gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc can thiệp điều trị cho trẻ tự kỷ dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý. Cha mẹ, những người chăm sóc trẻ sẽ giúp cho trẻ hòa nhập với cộng đồng, phát triển về thể chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ tự kỷ:
- Cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tự kỷ
- Tích cực tìm hiểu tự kỷ, điểu chỉnh cảm xúc bản thân.
- Tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ.
- Dành nhiều thời gian cho trẻ: quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp.
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng.
- Kết hợp với các nhà chuyên môn: bác sỹ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
- Chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, phương tiện dạy trẻ với các cha mẹ khác.
- Ghi nhật ký về diễn biến của trẻ và cách can thiệp để rút kinh nghiệm.
Cha mẹ những người chăm sóc trẻ sẽ cùng các bác sĩ tham gia vào liệu trình can thiệp cho trẻ:
- Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 3 giờ/ngày.
- Đi lớp, hạn chế xem tivi.
- Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ.
- Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh.
- Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô,…
- Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú oà, kiến bò,…
- Bắt chước các động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản.
- Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật.
- Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần (PECS).
- Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh.
- Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán,…
- Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng, …
- Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp…
- Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép, …
- Khuyến khích trẻ chơi cùng trẻ khác.
- Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ.
- Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi với tiến bộ nhỏ nhất.
- Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tự kỷ mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh,…
Hãy để con bạn là nhưng đóa hoa đẹp nhất trong một vườn hoa
Bs Mai.