Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTChảy máu mũi (kỳ III)

Chảy máu mũi (kỳ III)

Cách xử trí chảy máu mũi

Trước một bệnh nhân chảy máu mũi, việc đầu tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân. Đối với những trường hợp chảy máu nặng phải chú ý đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân (theo dõi sát mạch, huyết áp).

xử trí khi chảy máu mũi

Điều trị toàn thân.

Để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm đầu cao, há miệng để nhổ máu ra.
Truyền dịch nếu có truỵ mạch huyết áp.
Truyền máu nếu Hb hạ dưới 50%, truyền máu là một biện pháp tích cực, đặc biệt trong trường hợp chảy máu nặng, tốt nhất là truyền máu tươi liều nhỏ (100ml) nhiều lần.
– Corticoid: nếu không có chống chỉ định dùng corticoid, phần lớn các tác giả đều cho rằng sử dụng corticoid trong chảy máu là cần thiết, thường dùng tiêm tĩnh mạch như depersolone.
– Kháng sinh: đề phòng xuất tiết ứ đọng sẽ gây viêm nhiễm ở mũi và các bộ phận kế cận.
– Thuốc đông máu: làm tăng vững bền thành mạch, giảm thời gian chảy máu như Adrenoxyl, Premarin… hoặc trực tiếp làm đông máu như Vitamin K, Sulfate de protamine.

Điều trị tại chỗ

Cầm máu tại chỗ được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp theo các bước sau:
Đè ép cánh mũi vào vách mũi: dùng hai ngón tay bóp nhẹ cánh mũi ép vào vách ngăn tương ứng điểm mạch Kisselbach trong vài phút, áp dụng trong trường hợp chảy máu ít, chảy máu ở điểm mạch Kisselbach.
Dung dịch cầm máu: dùng bông có tẩm dung dịch cầm máu như oxy già 12 thể tích, éphedrin 1%-3% đè lên chỗ chảy.
Hạt trai Nitrat Bạc (AgNO3): dùng một que trâm đầu tù nướng đỏ ở đầu, chấm vào dung dịch AgNO3 đậm độ 5%, muối bạc sẽ chảy ra và đọng lại thành một hạt nhỏ óng ánh ở đầu que trâm, dí hạt trai vào chổ đang chảy máu.
Nhét mechè mũi trước: sau khi gây tê hốc mũi, dùng cuộn mechè có bề rộng 1-1,5cm, bề dài 50cm tẩm mở kháng sinh hoặc dầu parafin nhét vào mũi, chú ý nhét có hình đáy võng để mechè không bị tụt xuống thành sau họng, nhét chặt từ sau ra trước cho tới khi đầy ra tận cửa mũi trước. Dùng đè lưỡi kiểm tra xem máu có chảy xuống thành sau họng hay không, nếu không thấy chảy xuống là tốt.
Thời gian lưu mechè: 24 – 48 giờ.
Những trường hợp chảy máu nhiều do chấn thương, cao huyết áp…nếu nhét mechè mũi trước không thành công, cần phải nhét mechè mũi sau.
Nhét mechè mũi sau: dùng cục gạc bịt kín cửa mũi sau để ngăn không cho máu chảy xuống thành sau họng. Vì vậy phải sử dụng cục gạc to tương ứng với vòm mũi họng, đường kính cục gạc khoảng 2-2,5cm, chiều cao 2,5cm có buột dây ở giữa, mỗi đầu dài 30cm. Sau khi bịt kín được cửa mũi sau, ta tiếp tục nhét mechè mũi trước.
Mechè mũi sau lưu lại khoảng 48-72 giờ, trong thời gian này phải điều trị kháng sinh.
Những trường hợp chảy máu mao mạch, nhất là ở trẻ em, có thể dùng các loại protein tự tiêu có tác dụng cầm máu như spongel (gélaspon). Hiện nay ở nhiều nước, người ta dùng Merocel là một loại bọt sốp có hình hố mũi. Khi cho vào mũi, tưới nước, nó nở căng to ôm khít lòng hố mũi, máu cầm ngay mà bệnh nhân không đau. Hoặc làm bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng, lúc lấy ra chỉ cần xì hơi, rất tiện.

Dùng đông điện: ngày nay dùng đông điện dưới sự hướng dẫn của nội soi để cầm máu đã được áp dụng rộng rãi. Các động mạch có thể được gây tắc mạch qua thông mạch chọn lọc đem lại kết quả tốt

Nút mạch
Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả.
Thắt động mạch:
Nếu các cách cầm máu trên không làm máu ngừng chảy, ta có thể thắt các động mạch sau: động mạch cảnh ngoài, động mạch hàm trong, động mạch sàng trước, động mạch sàng sau.

Điều trị nguyên nhân:

Sau khi đã cầm máu tại chỗ, cần tìm nguyên nhân để điều trị.

Chú ý: nếu bạn gặp khó khăn về các vấn đề sức khỏe, hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe,tâm lý 19006237 để được tư vấn trực tiếp.

RELATED ARTICLES

2 BÌNH LUẬN

  1. chao chuyen muc, co the cho toi hoi toi co cau em trai nam nay 20 tuoi, khoang 2 thang truoc cau ay co bi vo tinh mach phia tren muisau khi toi bv cap cuu va tien hanh cam mau bang phuong phap nhet mechè mui sau thi mau dc cam va vai ngay sau thi dc xuat vien nhung cho toi gio mui cau ay van rat yeu va co rat nhieu chat nhon cho toi hoi tinh trang nay toi khi nao thi ket thuc va co cach nao dieu tri k ah

    • Chào bạn,
      Trong thư, bạn không nói rõ e bạn bị vỡ tĩnh mạch mũi là do chấn thương va đập hay bệnh lý.Tình trạng chảy máu mũi đã cầm thì hiện tượng
      tiết dịch có thể do viêm mũi, viêm xoang.Bạn nên đưa em đến chuyên khoa Tai Mũi Họng để được bác sĩ kiểm tra lại.
      chúc em bạn sớm bình phục!
      BS Tổng đài 19006237

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT