Nguyên nhân chảy máu mũi
Nguyên nhân tại chỗ
Do viêm nhiễm tại chỗ: viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi, dị vật mũi…
Do khối u
U lành tính: polype mũi thể chảy máu (polype killian), u mạch máu ở mũi, u xơ vòm mũi họng
U ác tính: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng, u ác tính ở mũi
Do chấn thương: chấn thương mũi đơn thuần như gãy xương chính mũi, gãy sụn vách ngăn hay chấn thương vùng mặt gây vỡ xoang hàm, vỡ xoang trán hoặc gãy xương hàm trên theo kiểu Lefort I, II, III…hoặc chấn thương sọ não.
Sau phẫu thuật tai mũi họng- hàm mặt:
Các phẫu thuật ở hốc mũi và hàm mặt đều có thể gây chảy máu mũi.
Nguyên nhân toàn thân
Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng: cúm, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt vàng da xoắn trùng…
Bệnh về máu: bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ( bệnh werlhoff), rối loạn đông chảy máu như Hemophilie, giảm tỉ prothrombine, bệnh xuất huyết Schoenlein- Henoch, bệnh dãn mao mạch Rendu-Osler
Bệnh tim mạch: cao huyết áp, xơ động mạch
Suy chức năng gan, thận, xơ gan
Nội tiết: chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt, trong thời kỳ mang thai, u tế bào ưa crome, rối loạn nội tiết tăng trưởng ở trẻ trai.
Vô căn:
Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn (không tìm thấy nguyên nhân).
Xét nghiệm cận lâm sàng
– Công thức máu, máu chảy, máu đông
– Chức năng đông máu toàn bộ
– Công thức tiểu cầu
– Chức năng gan
– Huyết đồ, tuỷ đồ
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán chảy máu mũi rất cần thiết cho vấn đề điều trị, cần dựa vào một số đặc điểm:
– Chảy từ điểm mạch Kisselbach hay gặp nhất, chiếm khoảng 90%, thường chảy ra cửa mũi trước, chảy ít hoặc vừa, dễ cầm máu, ít nguy hiểm.
– Chảy từ phần sau, từ khe trên và khe giữa chỉ chiếm khoảng 10%, thường do tiểu động mạch hoặc động mạch, chảy tương đối nhiều, Chảy máu ra cửa mũi trước và sau, đôi khi bệnh nhân nuốt máu vào dạ dày rồi nôn ra, gây mệt lã, lo lắng, hốt hoảng, nếu không xử trí kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chẩn đoán phân biệt
Những bệnh nhân chảy máu nhiều phải khám trong tư thế nằm, đôi khi rất khó khăn, phải khám đi khám lại nhiều lần mới thấy. Tuy máu chảy ra từ cửa mũi trước nhưng không phải chảy tại mũi mà máu chỉ đi qua mũi như:
– Máu chảy từ họng – thanh quản sặc lên mũi như khối u lành hay ác tính gây chảy máu, sau phẫu thuật vùng họng như cắt amiđan…
– Từ phổi sặc qua mũi: chảy máu do lao phổi, u máu.
– Từ vỡ tĩnh mạch thực quản gây nôn, sặc lên mũi: xơ gan, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
– Từ vỡ các động mạch tầng giữa đáy sọ như các nhánh của động mạch cảnh trong hoặc chảy từ vòi Eustache do chấn thương tai giữa, vỡ xương đá.
Chú ý: nếu bạn gặp khó khăn trong các vấn đề sức khỏe, tâm lý. Hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe, tâm lý 19006237 để được tư vấn trực tiếp.