Sỏi thận được tạo thành từ nhiều loại khoáng chất khác nhau, nhưng thường là sự kết hợp của canxi và oxalat hay canxi và photphat. Thực tế, khoảng 80% trường hợp sỏi thận có chứa canxi với một số loại khoáng chất khác.
Sỏi thận thường được hình thành do chế độ ăn.Đối với bệnh nhân sỏi thận, những thức ăn nên ăn và không nên, dưới đây là một số gợi ý:
Quan niệm sai lầm cho rằng việc tránh hoàn toàn lượng canxi ăn vào giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận có thành phần là canxi. Tuy nhiên một số nghiên cứu chứng tỏ rằng chế độ ăn nhiều canxi dường như không làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Điều này có nghĩa là một người khoẻ mạnh không nên kiêng ăn canxi hoàn toàn để phòng ngừa sỏi thận. Chỉ những người được bác sĩ khuyến cáo rằng việc dư thừa canxi trong nước tiểu mới cần phải giảm lượng canxi ăn vào. Hầu hết lượng canxi cung cấp theo nhu cầu hằng ngày có nguồn gốc là những thực phẩm từ sữa.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn của mình để chắc chắn rằng bạn không ăn quá mức lượng canxi cho phép. Cần tránh ăn các thức ăn có chứa hàm lượng canxi cao như phomat, sữa chua, bơ sữa, kem,…
Cây lúa mì, đậu nành chứa một lượng rất lớn oxalat nên bạn cần hạn chế các chất này. Những thức ăn khác chứa oxalat bao gồm những sản phẩm ngũ cốc như lúa mì, hạt đậu nành, bột ca cao, sô cô la, hạt tiêu đen, đậu phộng, trà Ấn Độ và những loại rau củ như cải thìa, khoai lang,…
Sữa
Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
Trái cây
Một số loại trái cây dày cơm có chứa axit oxalic là dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi. Để có một chế độ ăn ít axit oxalic, bạn nên tránh ăn các loại vỏ cam, chanh, ngay cả những loại chất chiết xuất từ các loại vỏ này cho vào thức ăn để lấy hương vị cũng cần tránh. Các loại mứt từ vỏ cam cũng có chứa axit oxalic. Những loại trái cây khác có chứa axit oxalic bao gồm: nho, cam, mận…Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.
Rau Củ
Các loại rau củ có chứa axit oxalic hàm lượng rất cao là ngọn của cây củ cải đường, bồ công anh, cây mù tạt, cải thìa, rau diếp, đậu bắp. Những loại rau xanh khác có chứa oxalat với hàm lượng thấp hơn gồm cần tây, đậu xanh, tiêu xanh… Những loại trái cây màu sắc sặc sỡ cũng có chứa nhiều axit oxalic gồm cà chua, cà rốt, củ cải, cà tím, khoai lang, quả bí
Những thức ăn khác
Những thức uống mà bạn nên tránh trong chế độ ăn giảm axit oxalic là sô cô la, trà, cola, nước ép quả việt quất , thức uống pha rượu mạnh với nước hoa quả.
Vậy để tránh dư thừa lượng oxalat hay axit oxalic cho vào cơ thể, chúng ta cần có biện pháp để hạn chế các loại thức ăn và nước uống kể trên nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị sỏi thận cũng như khả năng tái phát sỏi thận sau điều trị.
Ngoài ra để đề phòng sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây sỏi tái phát như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm trùng niệu, bệnh acid hóa..do ống thận, đa calci niệu do tăng thải calci từ xương, do tăng hấp thu calci từ ruột, và do thận, đa oxalat niệu nguyên phát hoặc do ăn uống, đa uric niệu…
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.